Tiêu chuẩn hữu cơ (Organic) là một bộ tiêu chuẩn quốc tế bao gồm những yêu cầu cơ bản dành riêng cho việc sản xuất nông nghiệp và các sản phẩm thực phẩm liên quan đến một hoặc nhiều giai đoạn trong chuỗi sản xuất sản phẩm hữu cơ.
Theo quan điểm của Tổ chức Nông nghiệp Hữu cơ Quốc tế (IFOAM): “Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống đồng bộ hướng tới thực hiện các quá trình với kết quả bảo đảm hệ sinh thái bền vững, thực phẩm an toàn, dinh dưỡng tốt, nhân đạo với động vật và công bằng xã hội, không sử dụng các hóa chất nông nghiệp tổng hợp và các chất sinh trưởng phi hữu cơ, tạo điều kiện cho sự chuyển hóa khép kín trong hệ canh tác, chỉ được sử dụng các nguồn hiện có trong nông trại và các vật tư theo tiêu chuẩn của quy trình sản xuất.”
Chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn châu Âu là chứng nhận được cấp cho sản phẩm với mục đích khẳng định sản phẩm, hàng hóa đó là hữu cơ. Lưu ý: Tùy vào thành phần đạt được bao nhiêu % là hữu cơ sẽ cấp chứng nhận hữu cơ EU tương ứng. Chứng nhận hữu cơ Châu Âu là bằng chứng khẳng định sản phẩm đó được canh tác theo hướng nông nghiệp hữu cơ Châu Âu đảm bảo chất lượng sản phẩm và mức độ an toàn cho sản phẩm.
Sản phẩm đạt chứng nhận hữu cơ Châu Âu sẽ mang lại cho bạn 3 lợi ích sau:
Nông nghiệp hữu cơ là một hình thức canh tác nông nghiệp tránh hoặc loại bỏ phần lớn việc sử dụng phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu, các chất điều tiết tăng trưởng của cây trồng và các chất phụ gia trong thức ăn gia súc. Nông nghiệp hữu cơ chính là giải pháp lớn để hướng tới nền sản xuất nông nghiệp sạch.
Mục đích hàng đầu của nông nghiệp hữu cơ là tối đa hóa sức khỏe và năng suất của các cộng đồng độc lập về đời sống đất đai, cây trồng, vật nuôi và con người. Điều này có nghĩa là canh tác hữu cơ có xu hướng hạn chế tác động đến môi trường vì nó khuyến khích:
Ngoài ra, các quy tắc canh tác hữu cơ khuyến khích một tiêu chuẩn cao về phúc lợi động vật và yêu cầu người nông dân đáp ứng các nhu cầu hành vi cụ thể của động vật.
Nông nghiệp hữu cơ là một lĩnh vực phát triển nhanh trong nông nghiệp EU, là kết quả trực tiếp của việc người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các sản phẩm hữu cơ. Để đối phó với những thách thức đặt ra bởi sự mở rộng nhanh chóng này và để cung cấp khuôn khổ pháp lý hiệu quả cho ngành, EU đã thông qua luật mới liên quan đến lĩnh vực hữu cơ áp dụng từ ngày 01/01/2022.
Luật hữu cơ mới được hỗ trợ bởi kế hoạch hành động về sản xuất hữu cơ ở EU, được đưa ra bởi Ủy ban châu Âu vào tháng 3 năm 2021.
Quy định (EU) 2018/848 của Nghị viện Châu Âu và của Hội đồng ngày 30 tháng 5 năm 2018 về sản xuất hữu cơ và dán nhãn các sản phẩm hữu cơ và bãi bỏ Quy định của Hội đồng (EC) số 834/2007 hiệu lực từ ngày 01/01/2022.
Các tiêu chuẩn này đảm bảo từ “hữu cơ” có ý nghĩa đồng nhất cho cả người tiêu dùng và nhà sản xuất trong EU. Các quy định liên quan tới nông sản hữu cơ được phát triển cùng với các quốc gia thành viên và sự hỗ trợ của hội đồng tư vấn và kĩ thuật và các tổ chức chuyên môn.
– Thông qua nhóm điều chỉnh liên ngành dịch vụ (Inter-service Steering Group)
– Thông qua tham khảo các bên liên quan và ý kiến chuyên gia
– Khung pháp lý: các hoạt động của liên minh Châu Âu EU về hữu cơ và khung pháp lý cho các sản phẩm hữu cơ
– Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng: quy định về nông phẩm nguồn gốc từ cây trồng ở liên minh Châu Âu EU
– Dữ liệu về hạt giống: Nguồn thông tin chính thức về dữ liệu nhà cung cấp các hạt giống hữu cơ và các tài liệu tuyên truyền.
– Động vật: thịt hữu cơ và các sản phẩm hữu cơ chiết xuất từ sữa, tìm hiểu các quy định về sản xuất các sản phẩm từ động vật tại liên minh Châu Âu EU
– Các sản phẩm đã qua chế biến
– Rong biển và thuỷ sản
– Rượu hữu cơ: Xu hướng trồng nho hữu cơ cho sản xuất rượu.
Chương trình đề ra 18 định hướng phát triển nhằm đạt được các mục tiêu phát triển thị trường thực phẩm hữu cơ thông qua tăng cường tính hiệu quả, minh bạch và niềm tin người tiêu dùng.
Dưới đây là 13 tổ chức chứng nhận hữu cơ Châu Âu chuẩn EU cho Việt Nam với các nhóm sản phẩm được quy định
Trong đó, nhóm sản phẩm quy định như ở dưới:
Xem thêm: Chứng nhận Organic theo tiêu chuẩn mỹ (USDA)
GQS Vietnam luôn cam kết dành cho đối tác của mình chất lượng, uy tính và sự hỗ trợ chuyên nghiệp, nhiệt tình, chu đáo.
Chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ như sau:
► Viết dự án vốn vay ODA: Viết báo cáo nghiên cứu sinh kế, viết báo cáo tổng thể.
► Tư vấn, đào tạo, chứng nhận các tiêu chuẩn trong và ngoài nước như: VietGAP, Hữu cơ, GlobalGAP, EU Organic, USDA Organic, JAS, ASC, HACCP, GMP, SSOP, BRC, IFS, FSSC, BAP…
► Liên kết chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa thông qua triển khai NĐ 98 về liên kết chuỗi.
► Ứng dụng công nghệ Blockchain trong truy xuất nguồn gốc điện tử QRcode và thương mại điện tử cho nông sản.
► Xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP cho các hợp tác xã, Xây dựng tiêu chí 13 trong nông thôn mới cho các xã.
Công ty TNHH Giải Pháp Chất Lượng GQS