ISO 14064 -1: Tiêu chuẩn áp dụng cho quản lý nhà kính

11 tháng trước

 

THỰC TRẠNG PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TẠI VIỆT NAM

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giảm lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu cũng như hiểu rõ mức độ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, Việt Nam đã ủng hộ Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và chủ động tham gia các thỏa thuận pháp lý liên quan đến giảm nhẹ BĐKH. Cụ thể, Việt Nam đã ký Công ước Khí hậu năm 1992, phê chuẩn năm 1994; đã ký Nghị định thư Kyōto năm 1998 và phê chuẩn năm 2002; đã thành lập Ban chỉ đạo quốc gia thực hiện Công ước Khí hậu và Nghị định thư Kyōto; đã gửi Ban thư ký Công ước Khí hậu Thông báo quốc gia lần thứ nhất (2003), Thông báo quốc gia lần thứ hai (2010), Báo cáo Cập nhật hai năm một lần lần thứ nhất (2014), phản ánh những nỗ lực mới nhất về việc ứng phó với biến đổi khí hậu và kiểm kê KNK.

Về nội dung Kiểm kê KNK, Việt Nam đã tiến hành kiểm kê KNK quốc gia năm 2010, được thực hiện từ năm 2013 đến 2014 trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường năng lực kiểm kê quốc gia khí nhà kính tại Việt Nam” (2010-2014) do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ. Trong năm 2010, tổng lượng phát thải KNK tại Việt Nam là 246,8 triệu tấn CO2 tương đương bao gồm lĩnh vực sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF) và 266 triệu tấn CO2 tương đương không bao gồm LULUCF. Trong giai đoạn 1994 - 2010, tổng lượng phát thải KNK tại Việt Nam (bao gồm LULUCF) tăng nhanh từ 103,8 triệu tấn lên 246,8 triệu tấn CO2 tương đương, trong đó năng lượng là lĩnh vực tăng nhanh nhất từ 25,6 triệu tấn lên 141 triệu tấn CO2 tương đương. Đây cũng là lĩnh vực phát thải nhiều nhất trong năm 2010.

Bảng phát thải khí nhà kính các năm 1994, 2000, 2010 và 2013

Đơn vị: triệu tấn CO2 tương đương                                   

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường

 

Năm 2014, theo Báo cáo kỹ thuật thống kê quốc gia KNK của Việt Nam(Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2018), trong các lĩnh vực có phát thải KNK, tỷ lệ phát thải KNK ngành năng lượng (bao gồm hoạt động giao thông vận tải) lớn nhất chiếm 53,8%, tiếp theo là ngành nông nghiệp chiếm 27,92%, quá trình công nghiệp và tiêu thụ sản phẩm (IPPU) chiếm 12,01% và chất thải chiếm 6,69%.

Việt Nam đã xem xét và xác định các mục tiêu giảm nhẹ phát thải KNK đến năm 2030 so với kịch bản phát triển thông thường (BAU) quốc gia nhằm góp phần sớm đạt được Thỏa thuận khí hậu toàn cầu mới sau 2020 (Thỏa thuận chung Paris) cũng như ứng phó với biến đổi khí hậu và đạt được mục tiêu giữ mức tăng nhiệt độ trung bình Trái đất không vượt quá 2oC vào năm 2100.

Các mục tiêu cũng như nhiệm vụ trọng tâm được đề ra trong Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận chung Paris về biến đổi khí hậu của Việt Nam giai đoạn 2021-2030 được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016 như sau:

  • Thứ nhất, mục tiêu đóng góp do quốc gia tự thực hiện bằng nguồn lực trong nước, đến năm 2030, Việt Nam sẽ giảm 8% tổng lượng phát thải KNK so với BAU, trong đó: Giảm 20% cường độ phát thải trên một đơn vị GDP so với năm 2010 và tăng độ che phủ rừng lên 45%.
  • Thứ hai, mục tiêu đóng góp khi có thêm hỗ trợ quốc tế: Mức đóng góp 8% ở trên có thể được tăng lên thành 25% khi nhận được hỗ trợ quốc tế thông qua hợp tác song phương, đa phương và thực hiện các cơ chế trong Thỏa thuận khí hậu toàn cầu mới, trong đó giảm 30% cường độ phát thải trên một đơn vị GDP so với năm 2010.

 

ISO 14064 - 1: TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG CHO QUẢN LÝ KHÍ NHÀ KÍNH DÀNH CHO CÁC TỔ CHỨC

Trong thời gian gần đây, “Carbon footprinting” (Vết Carbon) được đề cập nhiều trên các phương tiện truyền thông như là phương pháp tốt nhất được công nhận cho các tổ chức có nhu cầu theo dõi lượng khí thải Carbon và nỗ lực giảm thiểu lượng khí thải đó. Thông qua các hoạt động giám sát và báo cáo thẩm tra, các tổ chức sẽ có dữ liệu xác thực để làm cơ sở cho các thay đổi và giảm thiểu các tác động, giúp tổ chức đạt được mục tiêu quản lý và giảm phát thải khí nhà kính (KNK).

Tiêu chuẩn ISO 14064-1 bao gồm các nguyên tắc và yêu cầu cần thiết để định lượng, thiết lập báo cáo lượng phát thải và loại bỏ KNK. Tiêu chuẩn bao quát các yêu cầu từ thiết kế, phát triển, quản lý, báo cáo cho tới thẩm tra KNK của tổ chức. 

Việc thẩm tra cho phép các tổ chức chủ động chứng minh việc tính toán và đo lường Vết Carbon thông qua báo cáo công khai, chính xác từ tổ chức có uy tín, và đó cũng được xem là một thông điệp cam kết mạnh mẽ từ tổ chức nhằm hướng đến sự phát triển bền vững.

 

TÀI LIỆU TCVN ISO 14064

  • TCVN ISO 14064 - 1: Quy định kỹ thuật và hướng dẫn để định lượng và báo cáo các phát thải và loại bỏ khí nhà kính ở cấp độ tổ chức
  • TCVN ISO 14064 - 2: Quy định kỹ thuật và hướng dẫn để định lượng, quan trắc và báo cáo về sự giảm thiểu phát thải hoặc tăng cường loại bỏ khí nhà kính ở cấp độ dự án
  • TCVN ISO 14064 - 3: Quy định kỹ thuật và hướng dẫn đối với thẩm định và kiểm định của các xác nhận khí nhà kính

 GQS Vietnam luôn cam kết dành cho đối tác của mình chất lượng, uy tính và sự hỗ trợ chuyên nghiệp, nhiệt tình, chu đáo.

Chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ như sau:

►  Viết dự án vốn vay ODA: Viết báo cáo nghiên cứu sinh kế, viết báo cáo tổng thể.

► Tư vấn, đào tạo, chứng nhận các tiêu chuẩn trong và ngoài nước như: VietGAP, Hữu cơ, GlobalGAP, EU Organic, USDA Organic, JAS, ASC, HACCP, GMP, SSOP, BRC, IFS, FSSC, BAP…

►  Liên kết chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa thông qua triển khai NĐ 98 về liên kết chuỗi.

►  Ứng dụng công nghệ Blockchain trong truy xuất nguồn gốc điện tử QRcode và thương mại điện tử cho nông sản.

►  Xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP cho các hợp tác xã, Xây dựng tiêu chí 13 trong nông thôn mới cho các xã.

 

Công ty TNHH Giải Pháp Chất Lượng GQS

 


Xem thêm >>>