Tư vấn tiêu chuẩn hữu cơ (Organic)

4 năm trước

Ngày nay, với việc người tiêu dung phải đối diện với diễn cảnh các thực phẩm không rõ nguồn gốc, bẩn… gây hại cho cơ thể và nghiêm trọng hơn là mang lại các chứng bệnh vô phương cứu chữa cho người sử dụng nó cụ thể là bệnh ung thư. Chính lý do đó mà những năm gần người tiêu dung ngày càng có ý thức về an toàn vệ sinh thực phẩm và thực phẩm hữu cơ (organic food) ngày càng được quan tâm. Vậy, để được gọi là thực phẩm hữu cơ sản phẩm phải hội đủ các tiêu chuẩn
• Sản xuất theo phương pháp tự nhiên, canh tác trong môi trường, nguồn nước theo tiêu chuẩn. 
• Không thuốc trừ sâu hóa học
• Không thuốc diệt cỏ hóa học
• Không thuốc kích thích tăng trưởng
• Không phân bón hóa học
• Không giống biến đổi gien (MGO)
• Không Hóa chất bảo quản


CHỨNG NHẬN CỦA MỸ

1. Chứng nhận hữu cơ của bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, Ủy Ban hữu cơ quốc gia.

Tên chứng nhận: USDA
Ban hành: 2005
Website: www.ams.usda.gov

Đây là chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ với điều kiện nghiêm ngặt nhất – và nó cũng là tiêu chuẩn thực phẩm thực sự. Sản phẩm hữu cơ dưới chứng nhận của các đại diện thuộc USDA có nhiều cấp bậc, tuy nhiên chỉ những sản phẩm chứa từ 95%-100% nguyên liệu hữu cơ (organic) mới được thể hiện dấu (logo) của USDA trên tem nhãn sản phẩm.

2. Chứng nhận của viện Tiêu chuẩn quốc gia Mỹ (American National Standard Institute)

Tên chứng nhận: NSF/ANSI
Ban hành: 2009
Website: www.nsf.org

Là một trong những chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ đầu tiên của Mỹ sau USDA. Với tiêu chuẩn của NSF, mỹ phẩm organic phải chứa ít nhất 70% thành phần (trừ nước) là hữu cơ thì mới được công bố là “contains organic ingredients”. Tuy nhiên, một số sản phẩm theo chuẩn NSF vẫn có thể dùng các thành phần hóa học – nhưng phải là những thành phần được cho phép (danh mục các chất hóa học được dùng rộng hơn USDA)

3. Chứng nhận của Organic and sustainable industry standard

Tên chứng nhận: OASIS
Ban hành: 2008
Website: www.oasisseal.org

Oasis được xây dựng bởi nhiều nhà sản xuất mỹ phẩm. Theo tiêu chuẩn mới nhất của Oasis, sản phẩm được cấp chứng nhận hữu cơ theo 3 cấp độ:
- 100% organic: sản phẩm chứa 100% thành phần là hữu cơ (trừ nước và muối)
- Organic: sản phẩm chứa ít nhất 85% thành phần là hữu cơ (trừ nước và muối)
- Made with organic: sản phẩm chứa ít nhất 70% thành phần là hữu cơ (trừ nước và muối)
Cũng giống NSF, Oasis cũng cho phép sản phẩm dùng một số hóa chất, chất bảo quản được quy định.

CHỨNG NHẬN HỮU CƠ CỦA ÚC

1. Chứng nhận hữu cơ của chính phủ Úc (Australian certified Organic)

Tên chứng nhận: ACO
Website: austorganic.com

Sản phẩm hữu cơ theo chứng nhận này cũng được phân làm 4 cấp độ như USDA:
- 100% organic
- Certified organic: thành phần nguyên liệu ít nhất là 95% organic.
- Made with organic ingredients: thành phần ít nhất 70% nguyên liệu organic.
- Nnguyên liệu hữu cơ chiếm ít hơn 70% thành phần của sản phẩm: chỉ thể hiện danh sách nguyên liệu trên tem nhãn.
Và đương nhiên, thành phần còn lại phải là thực vật được sản xuất tự nhiên hoặc nếu có chất bảo quản/ phụ gia phải là tự nhiên cho phép, hoàn toàn không độc hại.

2. Chứng nhận Organic Food Chain

Tên chứng nhận: OFC
Website: www.organicfoodchain.com.au

Đây là chứng nhận hữu cơ được công nhận bởi chính phủ Úc, đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quốc gia về sản xuất hữu cơ và nông nghiệp sinh học sạch (Bio – dynamic). Sản phẩm theo tiêu chuẩn này cũng có 4 cấp độ:
- 100% organic hoặc 100% Bio-dynamic: thành phần chứa 100% nguyên liệu được sản xuất theo tiêu chuẩn yêu cầu của chuẩn này.
- Organic hoặc Bio-dynamic: thành phần chứa ít nhất 95% nguyên liệu hữu cơ hoặc quy trình sản xuất sinh học. Các thành phần còn lại phải có nguồn gốc thực vật theo chuẩn này.
- Made with organic hoặc Made with Bio-dynamic: Các thành phần chính phải có nguồn gốc hữu cơ hoặc quy trình sản xuất sinh học. Ít nhất 70% thành phần được làm từ nguyên liệu hữu cơ hoặc bio-dynamic. Các thành phần còn lại phải có nguồn gốc thực vật theo tiêu chuẩn.
- Đối với những sản phẩm có thành phần nguyên liệu hữu cơ hoặc bio-dynamic dưới 70% thì chỉ thể hiện danh sách nguyên liệu lên tem nhãn.

3. Chứng nhận của Viện nghiên cứu sinh học sạch (Bio-Dynamic Research Institute)

Tên chứng nhận : BDRI
Website: www.demeter.org.au

Các sản phẩm được dùng dấu chứng nhận của DEMETER phải đáp ứng chính xác các tiêu chuẩn chất lượng theo chuẩn quốc gia về Sản xuất hữu cơ  và nông nghiệp sinh học sạch, trong đó 95% thành phần là hữu cơ, các thành phần còn lại có nguồn gốc từ nông nghiệp sinh học sạch đồng thời đáp ứng được các tiêu chuẩn của Australian DEMETER Bio-dynamic Standard.

4. Chứng nhận AUS-QUAL

Tên chứng nhận: AUS-QUAL
Website : www.ausqual.com.au

Các sản phẩm có dấu này được chứng nhận bởi Bộ Nông Nghiệp Úc nhằm kiểm tra việc thực hiện theo tiêu chuẩn quốc gia về Sản xuất hữu cơ và nông nghiệp sinh học sạch. Như các chứng nhận khác thì thành phần tạo nên sản phẩm phải từ 95% trở lên là nguyên liệu hữu cơ, các thành phần còn lại có nguồn gốc nông nghiệp sinh học sạch.

5. Chứng nhận NASAA

Tên chứng nhận: NASAA
Website : www.nasaa.com.au

Cũng như những chứng nhận khác, các mỹ phẩm organic có chứng nhận của NASAA phải đảm bảo các tiêu chuẩn (standard) mà NASAA đưa ra. Đối với các sản phẩm sử dụng 100% nguyên liệu organic thì có thể gắn nhãn « 100% organic » trên nhãn của NASAA. Đối với các sản phẩm sử dụng 95% nguyên liệu organic trở lên thì được gắn nhãn « Organic ».

CHỨNG NHẬN HỮU CƠ CỦA EU

1. Chứng nhận Natrue

Tên chứng nhận : Natrue

Website: www.natrue.org

Những sản phẩm có nhãn của Nature là những sản phẩm được sản xuất theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Chuẩn này có 3 cấp độ chứng nhận :
- « organic cosmetics » : mỹ phẩm được chứng nhận này phải đáp ứng ít nhất có 95% thành phần làm từ nguyên liệu hữu cơ.
- « natural cosmetics with organic portion » : Mỹ phẩm chuẩn này chứa ít nhất 70% thành phần là nguyên liệu tự nhiên chuẩn organic.
-« natural cosmetics » : 100% thành phần từ tự nhiên, không nhất thiết phải có nguyên liệu đạt chuẩn organic.

2. Chứng nhận Cosmos

Tên chứng nhận : Cosmos
Website: cosmos-standard.org

Là tiêu chuẩn kết hợp đầu tiên ở Châu Âu dành cho mỹ phẩm organic được tạo nên bởi 6 nhà chứng nhận đầu tiên tại EU. Có 2 loại chứng nhận là
- « Cosmos organic » : yêu cầu sản phẩm phải chức ít nhất 95% thành phần là nguyên liệu hữu cơ.
- « Cosmos natural » : sản phẩm không được chứa nhiều hơn 2% các chất tổng hợp.

CÁC CHỨNG NHẬN KHÁC

1. Chứng nhận của Đức – BDHI

Tên chứng nhận : BDHI

Website: www.bdih.de

Mặc dù được gọi là tiêu chuẩn dành cho sản phẩm chăm sóc cơ thể tự nhiên, BDIH yêu cầu nhà sản xuất phải sử dụng thành phần hữu cơ bất cư nơi nào có thể. BHID định nghĩa « nơi có thể » tức là sãn có đầy đủ số lượng và chất lương cũng như định nghĩa loại thực vật nào nằm trong danh sách này. Vì vậy, một sản phẩm chứa 0% thành phần hữu cơ vẫn có thể được chứng nhận BDIH. BDIH cũng duy trì danh sách các thành phần có thể được sử dụng trong các sản phẩm cho các hội viên của BDIH. BDIH là tiền bối vì tạo ra chứng nhận hữu cơ cho các sản phẩm chăm sóc cơ thể đầu tiên trên thế giới.

2. Chứng nhận Soil Association của Anh

Tên chứng nhận : Soil Association

Website : www.soilassociation.org

Tổ chức này chỉ chứng nhận « organic » cho các sản phẩm có tỷ lệ thành phần nguyên liệu organic trên 95%. Đối với các sản phẩm có từ 70%-95% thành phần nguyên liệu organic cũng được chứng nhận bằng biểu tượng (logo) của tổ chức này, tuy nhiên trên tem nhãn phải thể hiện tỷ lệ thành phần nguyên liệu organic đã sử dụng và không có chữ « organic » trên tem nhãn. Tổ chức này không chứng nhận cho các sản phẩm có tỷ lệ thành phần nguyên liệu organic dưới 70%

 


 GQS Vietnam luôn cam kết dành cho đối tác của mình chất lượng, uy tính và sự hỗ trợ chuyên nghiệp, nhiệt tình, chu đáo.

Chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ như sau:

►  Viết dự án vốn vay ODA: Viết báo cáo nghiên cứu sinh kế, viết báo cáo tổng thể.

► Tư vấn, đào tạo, chứng nhận các tiêu chuẩn trong và ngoài nước như: VietGAP, Hữu cơ, GlobalGAP, EU Organic, USDA Organic, JAS, ASC, HACCP, GMP, SSOP, BRC, IFS, FSSC, BAP…

►  Liên kết chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa thông qua triển khai NĐ 98 về liên kết chuỗi.

►  Ứng dụng công nghệ Blockchain trong truy xuất nguồn gốc điện tử QRcode và thương mại điện tử cho nông sản.

►  Xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP cho các hợp tác xã, Xây dựng tiêu chí 13 trong nông thôn mới cho các xã.

Công ty TNHH Giải Pháp Chất Lượng GQS


Xem thêm >>>