So sánh sự khác nhau giữa tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP

11 tháng trước

1. VietGap là gì?

GAP là viết tắt của Good Agricultural Practices, Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, là tập hợp các tiêu chí do tổ chức, quốc gia, nhóm quốc gia ban hành hướng dẫn người sản xuất áp dụng nhằm bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe, an sinh xã hội cho người lao động.

VietGAP là viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices, Quy trình (Quy phạm) thực hành sản xuất nông nghiệp tốt là các GAP (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của Việt Nam) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, chăn nuôi.

Xem thêm: Tiêu chuẩn VietGAP

2. Globalgap là gì?

GlobalGAP (tiền thân là EUREPGAP) là từ viết tắt cho Global Good Agricultural Practices. Được hiểu là thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trên toàn cầu. Đây là một tiêu chuẩn toàn cầu được xây dựng trên tiêu chí áp dụng tự nguyện dành cho các nông sản thuộc nhóm thủy sản, chăn nuôi và trồng trọt.

Đến nay, GlobalGAP đã có sự tham gia của hơn 100 tổ chức chứng nhận đến từ hơn 80 quốc gia khác nhau.

GlobalGAP đưa ra các yêu cầu cho nhà sản xuất phải thiết lập và áp dụng hệ thống kiểm tra và giám sát chất lượng và an toàn thực phẩm từ các nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất tới khâu thu hoạch, xử lý, vận chuyển và bảo quản.

Do đó, một mặt hàng nông sản được chứng nhận GlobalGAP được coi là một mặt hàng được sản xuất với một hệ thống vận hành và kiểm soát cực kỳ nghiêm ngặt và thực sự có chất lượng cao.

Xem thêm:Tiêu chuẩn GlobalGAP

3. Sự giống nhau giữa VietGAP và GlobalGAP

Nhìn chung tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP giống nhau ở những điểm sau:

- Về đối tượng áp dụng:

Các nhóm sản phẩm thuộc lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản đều có thể áp dụng tiêu chuẩn VietGAP hoặc GlobalGAP trong quá trình sản xuất đến khi lưu thông trên thị trường.

- Về tính chất áp dụng:

GlobalGAP và VietGAP đều là các tiêu chuẩn mang tính chất tự nguyện, không bắt buộc các nhà sản xuất phải áp dụng. Chỉ bắt buộc khi đối tác/ khách hàng yêu cầu hoặc khi có sự thay đổi về các quy định, luật định liên quan.

- Về mục tiêu hướng tới:

Tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP đều hướng tới mục tiêu:

  • Đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm
  • Đảm báo phúc lợi xã hội
  • Đảm bảo sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng
  • Bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất

- Về lợi ích áp dụng:

Áp dụng tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP đều đạt được các lợi ích sau:

  • Là minh chứng về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Đảm bảo các mặt hàng nông sản được sản xuất ổn định, đáp ứng được các tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt
  • Tạo dụng niềm tin cho khách hàng
  • Tăng sức tiêu thụ cho sản phẩm
  • Xóa bỏ các rào cản kỹ thuật khi muốn thâm nhập vào các thị trường tìm năng nhưng yêu cầu cao
  • Nâng cao hiệu quả công việc
  • Tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường
  • Cải tiến liên tục không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm
  • Đáp ứng yêu cầu pháp luật về an toàn thực phẩm
  • Thỏa mãn các yêu cầu ngày càng khắc khe từ khách hàng và đối tác
  • Giảm nguy cơ sản phẩm bị hỏng, bị thu hồi hoặc gặp phải các phản hồi tiêu cực từ khách hàng
  • Góp phần hạn chế tình trạng thực phẩm “bẩn” , kém chất lượng gây ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng
  • Được xem xet miễn/giảm các cuộc kiểm tra khi có giấy chứng nhận, dấu chứng nhận chất lượng hoặc mã số chứng nhận

4. Sự khác nhau giữa VietGAP và GlobalGAP

- Về phạm vi áp dụng

Các nông sản được chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP được thừa nhận trên thị trường Việt Nam.

Trong khi đó, các nông sản được chứng nhận theo tiêu chuẩn GlobalGAP sẽ được thừa nhận trên phạm vi toàn cầu.

Các nhà phân phối lớn cũng ưu tiên các sản phẩm có chứng nhận GlobalGAP hơn. Đồng thời, những sản phẩm này cũng dễ dàng hơn trong việc thâm nhập các thị trường khó tính.

- Về điều kiện để đạt được chứng nhận

Đây cũng là một sự khác nhau giữa VietGAP và GlobalGAP khá rõ ràng.

Nếu như sản phẩm nông nghiệp cần phải thông qua 70 tiêu chí để đạt được chứng nhận VietGAP thì GlobalGAP lại khắt khe hơn rất nhiều.

Để đạt chứng nhận VietGAP, doanh nghiệp phải đáp ứng 70 tiêu chí. Trong khi đó GlobalGAP đòi hỏi khắc khe hơn nhiều. Để có chứng chỉ GlobalGAP, doanh nghiệp phải đáp ứng được 252 tiêu chuẩn. Trong đó có:

  • 36 tiêu chuẩn đòi hỏi phải tuân thủ 100%
  • 127 tiêu chuẩn phải tuân thủ tới mức 95% để được chấp nhận
  • 89 tiêu chuẩn mang tính chất kiến nghị nhà sản xuất nên thực hiện

Tuân thủ VietGAP là tiền đề để các doanh nghiệp áp dụng thành công tiêu chuẩn GlobalGAP.

- Về cách nhận biết sản phẩm đạt chứng nhận

Các nông sản VietGAP được nhận biết chủ yếu thông qua giấy chứng nhận (chứng chỉ) cùng dấu chất lượng. Tuy nhiên, dấu chất lượng của VietGAP lại chưa có một logo cụ thể. Có không ít trường hợp nông sản không đạt tiêu chuẩn nhưng vẫn trà trộn với nông sản VietGAP. Điều này cũng dẫn đến nhiều khó khăn cho người tiêu dùng trong việc phân biệt các sản phẩm có đạt chứng nhận VietGAP hay không ngoài việc tin vào những thông tin mà nhà sản xuất cung cấp.

Các sản phẩm nông nghiệp có chứng nhận GlobalGAP đều được dán nhãn với mã số GlobalGAP. Mã này gồm 13 chữ số nhằm xác định từng nhà sản xuất ở cấp độ doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B). Đồng thời, sản phẩm có chứng nhận GlobalGAP được lưu trữ thông tin tại cơ sở dữ liệu toàn cầu của GlobalGAP để đảm bảo truy xuất nguồn gốc. Từ đó dễ dàng tham gia vào các sản thương mại điện tử trên toàn cầu.

Trên đây là sự giống và khác nhau giữa tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP, để biết thêm thông tin chi tiết bạn vui lòng liên hệ đến GQS Vietnam để được tư vấn.

 


https://gqsvietnam.com/storage/photos/1/logo.png GQS Vietnam luôn cam kết dành cho đối tác của mình chất lượng, uy tính và sự hỗ trợ chuyên nghiệp, nhiệt tình, chu đáo.

Chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ như sau:

►  Viết dự án vốn vay ODA: Viết báo cáo nghiên cứu sinh kế, viết báo cáo tổng thể.

► Tư vấn, đào tạo, chứng nhận các tiêu chuẩn trong và ngoài nước như: VietGAP, Hữu cơ, GlobalGAP, EU Organic, USDA Organic, JAS, ASC, HACCP, GMP, SSOP, BRC, IFS, FSSC, BAP…

►  Liên kết chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa thông qua triển khai NĐ 98 về liên kết chuỗi.

►  Ứng dụng công nghệ Blockchain trong truy xuất nguồn gốc điện tử QRcode và thương mại điện tử cho nông sản.

►  Xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP cho các hợp tác xã, Xây dựng tiêu chí 13 trong nông thôn mới cho các xã.

Công ty TNHH Giải Pháp Chất Lượng GQS


Xem thêm >>