Thực phẩm bẩn - Nguyên nhân và giải pháp

10 tháng trước

Thực phẩm bẩn là gì?

Thực phẩm bẩn là tên gọi chung chỉ những thực phẩm chứa các chất gây hại cho sức khỏe người dùng. Chúng thường là những chất hóa học và thuốc kháng sinh vượt quá mức an toàn mà Bộ Y tế cho phép trong quá trình nuôi trồng hiện nay.

Hình ảnh minh họa

Ngoài ra, thực phẩm bẩn còn có thể chứa những hợp chất gây hại từ việc xâm nhập và phát triển của vi khuẩn, nấm mốc, thậm chí là vi rút trong quá trình sơ chế, chế biến và bảo quản thực phẩm không đúng cách.

Nguyên nhân dẫn đến thực phẩm bẩn

- Do quá trình chăn nuôi, gieo trồng, sản xuất thực phẩm, lương thực

Thực phẩm có nguồn gốc từ gia súc, gia cầm bị bệnh hoặc thủy sản sống ở nguồn nước bị nhiễm bẩn. Các loại rau, quả được bón quá nhiều phân hóa học, sử dụng thuốc trừ sâu không cho phép hoặc cho phép nhưng không đúng về liều lượng hay thời gian cách ly. Cây trồng ở vùng đất bị ô nhiễm hoặc tưới phân tươi hay nước thải bẩn. Sử dụng các chất kích thích tăng trưởng, thuốc kháng sinh.

Sơ chế không hợp vệ sinh:

  • Thực phẩm tươi sống còn dính bùn đất và chất hóa học từ thuốc trừ sâu mà chưa được rửa sạch.
  • Những thực phẩm đã được chế biến mà không được bảo quản đúng cách như để cho côn trùng và ruồi bu đậu, sinh ra nhiều hợp chất gây hại cho sức khỏe con người nếu như ăn phải.

- Sử dụng các chất kích thích:

  • Việc thu hoạch sớm và đưa thực phẩm ra ngoài thị trường tiêu thụ, còn là một trong những nguyên nhân dẫn đến thực phẩm bẩn.
  • Vì người nuôi trồng có thể sử dụng các chất kích thích khiến cho cây trồng phát triển nhanh, mau chín và màu sắc đẹp hơn.
  • Việc lạm dụng thức ăn tăng trưởng, thậm chí bơm hóa chất vào thực phẩm để giữ được độ tươi ngon và tăng trọng lượng của vật nuôi vì lợi ích kinh tế.

Hình ảnh minh họa

Tác hại của thực phẩm bẩn ra sao?

- Thực phẩm bẩn gây nhiễm độc tiềm ẩn: là sự nhiễm chất độc hại dưới ngưỡng có thể gây ra các triệu chứng cấp tính, bán cấp tính, có thể bị nhiễm liên tục hoặc không liên tục và cũng có thể sau một thời gian sẽ phát ra những bênh như: ung thư, rối loạn chức năng không rõ nguyên nhân, vô sinh...

- Thực phẩm bẩn gây bệnh mạn tính: Là bệnh mắc phải, có biểu hiện phát bệnh lặp lại thường xuyên hoặc theo chu kỳ, có thể do di chứng của ngộ độc cấp hoặc do hậu quả của nhiễm độc tiềm ẩn tới liều gây bệnh,có thể trở thành bệnh khó chữa hoặc không chữa khỏi.

- Thực phẩm bẩn gây bệnh bán cấp tính (ngộ độc thức ăn): Đó là các rối loạn tiêu hóa hoặc thần kinh nhẹ, hoặc các triệu chứng cấp tính, có thể tự chữa khỏi hoặc tự khỏi.

- Thực phẩm bẩn gây bệnh cấp tính (ngộ độc thức ăn):

  • Rối loạn tiêu hóa: nôn, ỉa chảy (gồm cả đi ra máu), đau bụng.
  • Rối loạn thần kinh: rối loạn cảm giác, nhức đầu, mệt lả, hôn mê, liệt chi.
  • Các rối loạn chức năng khác: thay đổi huyết áp, bí tiểu…

Một số giải pháp cần thiết để ngăn chặn tình trạng thực phẩm bẩn nay

Hình ảnh minh họa

  • Chọn mua thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có chứng nhận(như chứng nhận hữu cơ theo chuẩn Châu Âu, USDA…) và kiểm định rõ ràng.
  • Sản phẩm đến từ doanh nghiệp, cơ sở có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Các cơ sở sản xuất, chế biến cần phải có những biện pháp để hỗ trợ sản xuất sạch phát triển; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng mọi tiêu chuẩn được cơ quan chức năng đánh giá, chứng nhận.
  • Nhà sản xuất cần nâng cao đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh; tránh vì lợi ích riêng hay mục đích lợi nhuận mà gây ảnh hưởng xấu đến phía người tiêu dùng cũng như gây ảnh hưởng đến toàn xã hội.
  • Thay đổi thói quen tiêu dùng, hướng tới việc sử dụng các thực phẩm tự nhiên, thực phẩm hữu cơ như Organic, VietGAP, GlobalGAP,…. nhằm hạn chế hàm lượng thuốc trừ sâu tích tụ vào cơ thể, bảo đảm an toàn, dinh dưỡng.
  • Cân nhắc khi chọn mua các loại thực phẩm có giá thành rẻ, không rõ nguồn gốc hay có màu sắc, kích thước và độ tươi mới quá nổi bật so với bình thường.
  • Thường xuyên trau dồi thông tin, kiến thức về thực phẩm. Đồng thời tuyên truyền và chia sẻ kiến thức của mình với người thân, bạn bè và đồng nghiệp để có nhiều thông tin hơn về thực phẩm sạch.

 

Vậy thực phẩm hữu cơ là gì? Quy trình chứng nhận thực phẩm hữu cơ ra sao? Hãy liên hệ GQS Vietnam để được tư vấn chi tiết nhé!

 


https://gqsvietnam.com/storage/photos/1/logo.png GQS Vietnam luôn cam kết dành cho đối tác của mình chất lượng, uy tính và sự hỗ trợ chuyên nghiệp, nhiệt tình, chu đáo.

Chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ như sau:

►  Viết dự án vốn vay ODA: Viết báo cáo nghiên cứu sinh kế, viết báo cáo tổng thể.

► Tư vấn, đào tạo, chứng nhận các tiêu chuẩn trong và ngoài nước như: VietGAP, Hữu cơ, GlobalGAP, EU Organic, USDA Organic, JAS, ASC, HACCP, GMP, SSOP, BRC, IFS, FSSC, BAP…

►  Liên kết chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa thông qua triển khai NĐ 98 về liên kết chuỗi.

►  Ứng dụng công nghệ Blockchain trong truy xuất nguồn gốc điện tử QRcode và thương mại điện tử cho nông sản.

►  Xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP cho các hợp tác xã, Xây dựng tiêu chí 13 trong nông thôn mới cho các xã.

Công ty TNHH Giải Pháp Chất Lượng GQS


Xem thêm >>