Phân biệt nhãn Organic – VietGAP - GlobalGAP

1 năm trước

Hiện nay, khi vấn đề an toàn thực phẩm ngày càng được chú trọng thì nhãn hiệu như Organic, Globalgap... đã càng ngày trờ nên quen thuộc với người tiêu dùng. Mặc dù mỗi nhãn thực phẩm sạch đều có tên gọi và tiêu chí khác nhau, những có nhiều nguyên nhân dẫn đến người tiêu dùng thường quy chung chúng vào một loại. Vậy các nhãn thực phẩm sạch khác nhau thế nào?  Cùng nhau xem bài viết dưới đây nhé!

Nhãn sản phẩm hữu cơ Organic

Để được chứng nhận là sản phẩm hữu cơ Organic, bao giờ cũng phải có những tiêu chuẩn nhất định. Theo Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA), nông sản Organic phải được nuôi trồng, bảo quản và chế biến trong điều kiện không sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón tổng hợp, công nghệ sinh học và phóng xạ hóa học.

Với mỗi quốc gia trên thế giới thì tiêu chuẩn này lại khác nhau. Tuy nhiên sản phẩm hữu cơ Organic luôn hướng đến cân bằng hệ sinh thái, nhằm thúc đẩy nuôi trồng, bảo tồn đa dạng sinh học.

Ngoài ra, USDA còn đặt ra quy định nghiêm ngặt cho việc dán nhãn lên sản phẩm nhằm giúp người tiêu dùng nhận biết chính xác chất liệu hữu cơ có trong sản phẩm đó. 4 cấp bậc được ghi trên nhãn hiệu như sau:

  •  Nhãn “100% Organic”: Thực phẩm hữu cơ hoàn toàn là 100% thành phần chất hữu cơ.
  •  Nhãn “Organic”: nhãn này dùng cho sản phẩm có ít nhất 95% thành phần hữu cơ.
  •  Nhãn “Made with organic ingredients” (chế biến từ sản phẩm có chất hữu cơ): nhãn dùng cho sản phẩm có ít nhất 70% thành phần hữu cơ bên trong.
  •  Nhãn “some organic ingredient”: sản phẩm dưới 70% chỉ được phép liệt kê các thành phần hữu cơ hiện hữu.

 

 

Nhãn sản phẩm GlobalGAP

GlobalGap (Global Good Agricultural Practice): Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu. Đây là bộ tiêu chuẩn trong đó tập hợp các biện pháp kỹ thuật về thực hành nông nghiệp tốt được xây dựng để áp dụng tự nguyện cho sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch. Tiêu chuẩn này được áp dụng cho tất cả các nông sản bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản phạm vi trên toàn cầu.

 

Nhãn sản phẩm VietGAP

VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) là các quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản ở Việt Nam. Tương tự như GlobalGap, nhưng áp dụng tại Việt Nam.

Trên đây là bài viết phân biệt các nhãn Organic – VietGAP – GlobalGAP, để biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ GQS Vietnam để được hỗ trợ tư vấn.

 


https://gqsvietnam.com/storage/photos/1/logo.png GQS Vietnam luôn cam kết dành cho đối tác của mình chất lượng, uy tính và sự hỗ trợ chuyên nghiệp, nhiệt tình, chu đáo.

Chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ như sau:

►  Viết dự án vốn vay ODA: Viết báo cáo nghiên cứu sinh kế, viết báo cáo tổng thể.

► Tư vấn, đào tạo, chứng nhận các tiêu chuẩn trong và ngoài nước như: VietGAP, Hữu cơ, GlobalGAP, EU Organic, USDA Organic, JAS, ASC, HACCP, GMP, SSOP, BRC, IFS, FSSC, BAP…

►  Liên kết chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa thông qua triển khai NĐ 98 về liên kết chuỗi.

►  Ứng dụng công nghệ Blockchain trong truy xuất nguồn gốc điện tử QRcode và thương mại điện tử cho nông sản.

►  Xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP cho các hợp tác xã, Xây dựng tiêu chí 13 trong nông thôn mới cho các xã.

Công ty TNHH Giải Pháp Chất Lượng GQS


Xem thêm >>