BIẾN RƠM RẠ THÀNH PHÂN HỮU CƠ CHO LÚA

1 năm trước

Việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ sinh học vào xử lý các phế thải từ nông nghiệp được coi là hướng đi đúng, đảm bảo nền sản xuất nông nghiệp bền vững trong bối cảnh đồng ruộng đang có nguy cơ bị ô nhiễm và “ngộ độc” do người dân lạm dụng các loại phân bón hóa học cho cây trồng.

Biến rơm rạ thành phân bón hữu cơ

Theo số liệu thống kê, tại Việt Nam, 70% dân số làm nông nghiệp và lúa là cây trồng chính, do vậy lượng rơm rạ sau thu hoạch rất lớn, ước khoảng gần 46 triệu tấn/năm. Lượng rơm rạ dư thừa được nông dân xử lý bằng biện pháp đốt ngay trên đồng ruộng đã làm ô nhiễm môi trường sống và hệ sinh thái đồng ruộng, đặc biệt ở các vùng nông thôn.

Vì vậy, đề góp phần giảm thiểu ô nhiễm đề tài nghiên cứu: “Chế phẩm vi sinh (Fito-Biomix RR) để xử lý rơm rạ và quy trình xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ nhờ sử dụng chế phẩm này” đã được ứng dụng và Cục sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích số 956 cho tác giả Lê Văn Tri - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ sinh học Hà Nội.

Đề tài gồm nhiều dự án nghiên cứu, thử nghiệm thành công tại nhiều địa phương khác nhau như Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Hòa Bình, Hưng Yên, Hà Nội... đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, được các chuyên gia nông nghiệp và bà con nông dân đánh giá cao.

 

Rơm rạ: từ phế phẩm thành sản phẩm

Cần Thơ - Sử dụng phân hữu cơ từ rơm rạ bón cho lúa đã giúp giảm từ 35 - 40% chi phí phân, thuốc hóa học; lợi nhuận tăng thêm 10%.

Ngày 18/5, Chi cục Trồng trọt và BVTV TP Cần Thơ phối hợp với Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) tổ chức hội thảo đầu bờ “Mô hình canh tác lúa sử dụng phân bón hữu cơ từ rơm”.

Mô hình được triển khai trong vụ lúa hè thu 2023 tại hộ gia đình ông Trần Văn Đào ở phường Tân Hưng, quận Thốt Nốt (TP Cần Thơ) với diện tích 1,7ha, trong đó có 1ha xây dựng mô hình sử dụng phân bón hữu cơ từ rơm rạ và diện tích còn lại (7 công) làm đối chứng được canh tác theo phương pháp truyền thống, sử dụng 100% phân bón, thuốc BVTV hóa học.

Mô hình canh tác lúa sử dụng phân bón hữu cơ từ rơm tại quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ. (Nguồn: Nông Sản Việt)

Ông Trần Văn Đào cho biết, vụ lúa hè thu năm nay canh tác giống OM5451, sạ giống với lượng 80kg/ha. Ruộng mô hình canh tác lúa theo hướng hữu cơ sử dụng 1 tấn phân rơm bón cho 1ha lúa được chia ra bón nhiều đợt trong vụ. Bên cạnh đó có kết hợp lượng ít phân bón NPK của Công ty Đạm Phú Mỹ tài trợ để đảm bảo đủ lượng dinh dưỡng cho cây lúa phát triển xanh tốt.

Bà Phạm Thị Minh Hiếu, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV TP Cần Thơ cho biết, ruộng mô hình sử dụng phân hữu cơ ủ từ rơm (bón 1 tấn/ha) giúp bộ rễ cây lúa ra nhiều và dài hơn so với ruộng không bón phân hữu cơ của nông dân. Bộ rễ ra nhiều và ăn sâu giúp cây lúa cứng cáp, hạn chế đổ ngã, thất thoát sau thu hoạch...

Nông dân được hướng dẫn quy trình kỹ thuật xử lý rơm rạ để ủ làm phân bón hữu cơ tại mô hình. Ảnh: Lê Hoàng Vũ (Nguồn: Nông Sản Việt)

Ruộng sản xuất lúa theo mô hình sử dụng giống từ cấp xác nhận trở lên, gieo sạ mật độ thưa (80kg/ha), bón lót phân hữu cơ đầu vụ giúp giảm được lượng phân đạm, hạn chế khả năng phát sinh và gây hại của sâu bệnh, từ đó giảm được lượng thuốc BVTV, giúp giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, tăng lợi nhuận và phẩm chất hạt gạo.

Qua kết quả đánh giá, mô hình giúp nông dân giảm từ 35 - 40% chi phí sử dụng phân, thuốc hóa học và lợi nhuận tăng thêm 10% trên cùng diện tích so với sản xuất truyền thống.

“Giải pháp canh tác lúa theo hướng hữu cơ với phân bón hữu cơ được chế biến từ rơm rạ đã giúp nông dân giảm chi phí sản xuất rất đáng kể. Thời gian tới, ngành nông nghiệp Cần Thơ khuyến cáo mô hình này cần được nhân rộng để nhiều nông dân biết đến và áp dụng làm theo” bà Phạm Thị Minh Hiếu, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV TP Cần Thơ cho biết.

Nguồn: Nông Sản Việt


https://gqsvietnam.com/storage/photos/1/logo.png GQS Vietnam luôn cam kết dành cho đối tác của mình chất lượng, uy tính và sự hỗ trợ chuyên nghiệp, nhiệt tình, chu đáo.

Chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ như sau:

►  Viết dự án vốn vay ODA: Viết báo cáo nghiên cứu sinh kế, viết báo cáo tổng thể.

► Tư vấn, đào tạo, chứng nhận các tiêu chuẩn trong và ngoài nước như: VietGAP, Hữu cơ, GlobalGAP, EU Organic, USDA Organic, JAS, ASC, HACCP, GMP, SSOP, BRC, IFS, FSSC, BAP…

►  Liên kết chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa thông qua triển khai NĐ 98 về liên kết chuỗi.

►  Ứng dụng công nghệ Blockchain trong truy xuất nguồn gốc điện tử QRcode và thương mại điện tử cho nông sản.

►  Xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP cho các hợp tác xã, Xây dựng tiêu chí 13 trong nông thôn mới cho các xã.

Công ty TNHH Giải Pháp Chất Lượng GQS


Xem thêm >>