Bệnh EMS - Kẻ thù của tôm lột

11 tháng trước

1. Bệnh EMS là gì?

Hội chứng tôm chết sớm (Early Mortality Syndrome -  Bệnh EMS) còn gọi là Hội chứng hoại tử gan tụy cấp (Acute Hepatopancreatic Necrosis Syndrome - AHPNS) làm cho cả tôm sú lẫn tôm thẻ chân trắng chết hàng loạt. Bệnh EMS xuất hiện đầu tiên ở miền Nam Trung Quốc năm 2009 và lan rộng đến các nước ASEAN như Việt Nam (2010), Malaysia, Thái Lan (2011)… 

Thời gian qua, bệnh hoại tử gan tụy, bệnh EMS đã trở thành “nỗi ám ảnh lớn của người nuôi tôm” trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Mặc dù các nhà khoa học đã tìm ra tác nhân gây ra Hội chứng chết sớm/Hoại tử gan tụy cấp (EMS/AHPNS) nhưng đến nay vẫn chưa có một phác đồ điều trị cụ thể nào được đưa ra. 

Bệnh EMS thường xuất hiện trên tôm từ giai đoạn giống đến nuôi thương phẩm và trầm trọng hơn khi các yếu tố nhiệt độ, độ mặn, pH trong ao nuôi cao và hàm lượng oxy hòa tan thấp. 

2. Nguyên nhân hình thành bệnh EMS trên tôm

Bệnh do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus tích hợp với phage độc tương thích, tạo ra một độc tố mạnh làm phá hủy mô và làm rối loạn chức năng gan tụy trong hệ thống tiêu hóa của tôm. Đây là nguyên nhân làm tôm chết sớm trong vòng 30 ngày đầu tiên sau khi thả, tỷ lệ tôm chết có thể lên tới trên 70%.

Các giai đoạn bệnh tấn công:

  • Giai đoạn đầu: Vi khuẩn vibrio parahaemolyticus nhiễm phage và tiết ra độc tố khiến tôm bị yếu và giảm sức đề kháng.
  • Giai đoạn sau: đây là giai đoạn bệnh tấn công mạnh nhất tới tôm, gây hoại tử các mô gan và làm rối loạn chức năng gan tụy. Tình trạng tôm chết hàng loạt xảy ra trong thời gian này. 

Với cơ chế hoạt động khó lường trước nên việc điều trị và phòng bệnh bằng kháng sinh sẽ không mang đến hiệu quả như mong muốn.

3. Dấu hiệu bệnh lý

Trên cả đàn tôm

Trên cá thể tôm

Trên ao nuôi

– Giai đoạn đầu các triệu chứng bệnh thường không rõ ràng.

– Tôm chậm lớn và chết ở đáy ao.

– Tiếp theo tôm bệnh có hiện tượng vỏ mềm và biến màu.

– Tôm bị bệnh thường lờ đờ, nơi tấp mé, quay đảo trên mặt nước, giảm ăn và chết sau đó.

– Tôm có thể chết rất nhanh sau khi phát hiện bệnh 2-3 ngày.

– Nhiều trường hợp ghi nhận tôm ngưng chết khi ngưng cho ăn và sau đó chết rất nhanh khi cho ăn trở lại

– Gan tôm bệnh thường gặp có nhiều trạng thái khác nhau như:

+ Sưng to, mềm nhũn.

+ Biến màu.

+ Nhiều trường hợp gan bị teo nhỏ và dai.         

+ Vỏ mềm, đục cơ.

– Tôm bị phân trắng kéo dài.

– Giảm lượng khoáng chất trong nước ao nuôi

– Giảm độ trong xuống dưới 30 cm

– Oxy hòa tan dưới 5ppm trong suốt tháng nuôi đầu tiên sau khi thả giống.

– pH dao động trong ngày hơn 0,3.

– Khí độc NH3 xuất hiện rất sớm trong thời gian nuôi.

 

4. Chuẩn đoán bệnh

- Quan sát gan tụy tại ao

 

 

Gan tụy đục, chết nhiều, có thể phát sáng

Khối gan tụy nhạt màu, nhỏ

So sánh khối gan tụy giữa tôm khỏe (A) , Tôm bệnh (B)

- Sử dụng biện pháp xét nghiệm sinh học phân tử

Xét nghiệm sinh học phân tử cho phép phát hiện sớm bệnh EMS trên tôm. 3 kỹ thuật chính được  sử dụng hiện nay :

  • PCR: EMS-PCR kit
  • Realtime PCR: EMS Realtime PCR kit
  • Lamp- PCR : EMS Loci – LAMP PCR

Tùy vào đối tượng mẫu, điều kiện cơ sở vật chất người dân có thể  lựa chọn biện pháp xét nghiệm phù hợp. Như với mẫu tôm bố mẹ, xét nghiệm tốt nhất nên được thực hiện bằng PCR hoặc realtime PCR.

Trong khi đó, nếu với đối tượng mẫu tôm post kiểm trước khi thả, kiểm tra định kỳ hay tôm chết bất thường cần kiểm tra tại chỗ, ta có thể sử dụng biện pháp LOCI-LAMP PCR . Đây là kỹ thuật tiên tiến được phát triển bởi viện LOCI cho phép tực hiện xét nghiệm ngay tại chỗ  trong thời gian ngắn với mức kinh phí trang bị ban đầu thấp.

 

5. Biện pháp hạn chế EMS

– Đảm bảo con giống sạch bệnh: EMS trên tôm nuôi khác nhau tùy thuộc vào chất lượng tôm và giống. Vì vậy, việc lựa chọn tôm giống sạch bệnh là khâu then chốt trong chủ động phòng tránh dịch bệnh EMS

– Xử lý đáy ao: Đáy ao tôm là nơi chứa mầm mống gây bệnh tiềm ẩn tiêu cực trong ao nuôi tôm như nhớt bạt, nhớt nước, bọt không tan, rong đáy, tảo độc (tảo lam tảo đỏ) và khí độc NH3/NH4, NO2/NO3, H2S,… những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp dẫn đến bệnh gan, ruột, phân trắng trên tôm, khiến tôm stress, bỏ ăn, chậm lớn.

– Xử lý nguồn nước: chủ động nguồn nước sớm từ đầu vụ, khi dịch bệnh xảy ra không nên lấy nước vào ao nuôi. Phải có ao chứa dự trữ, ao lắng, ao xử lý trước khi cấp vào ao nuôi

– Để giảm thiểu những thiệt hại do dịch bệnh gây ra, người nuôi phải có đầy đủ trang – thiết bị (như máy sục khí), nên có ao ương tôm trước khi thả nuôi, nên nuôi mật độ thưa và trong quy trình nuôi phải có ao lắng, ao xử lý nước, thường xuyên khống chế tảo trong ao nuôi. 

– Để đảm bảo tôm nuôi phát triển tốt, không xảy ra dịch bệnh, các ao nuôi cần kiểm tra môi trường nước, khống chế mật độ vi khuẩn Vibrio/ml nước trước khi thả nuôi, luôn đảm bảo oxy hòa tan cao, duy trì độ mặn và nhiệt độ nước không quá cao, độ pH trong ao nuôi đảm bảo từ 7,6 – 8,2.

 


https://gqsvietnam.com/storage/photos/1/logo.png GQS Vietnam luôn cam kết dành cho đối tác của mình chất lượng, uy tính và sự hỗ trợ chuyên nghiệp, nhiệt tình, chu đáo.

Chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ như sau:

►  Viết dự án vốn vay ODA: Viết báo cáo nghiên cứu sinh kế, viết báo cáo tổng thể.

► Tư vấn, đào tạo, chứng nhận các tiêu chuẩn trong và ngoài nước như: VietGAP, Hữu cơ, GlobalGAP, EU Organic, USDA Organic, JAS, ASC, HACCP, GMP, SSOP, BRC, IFS, FSSC, BAP…

►  Liên kết chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa thông qua triển khai NĐ 98 về liên kết chuỗi.

►  Ứng dụng công nghệ Blockchain trong truy xuất nguồn gốc điện tử QRcode và thương mại điện tử cho nông sản.

►  Xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP cho các hợp tác xã, Xây dựng tiêu chí 13 trong nông thôn mới cho các xã.

Công ty TNHH Giải Pháp Chất Lượng GQS


Xem thêm >>