Organic - Thực phẩm hữu cơ

1 năm trước

Organic– Tiêu chuẩn thực phẩm hữu cơ

Thực phẩm hữu cơ là thực phẩm được sản xuất theo phương pháp tuân thủ các tiêu chuẩn của canh tác hữu cơ. Các tiêu chuẩn khác nhau trên toàn thế giới, nhưng canh tác hữu cơ có các thực hành xoay vòng các nguồn lực, thúc đẩy cân bằng sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học. Các tổ chức quy định các sản phẩm hữu cơ có thể hạn chế sử dụng một số loại thuốc trừ sâu và phân bón trong các phương pháp canh tác được sử dụng để sản xuất các sản phẩm đó. Thực phẩm hữu cơ thường không được chế biến bằng cách sử dụng chiếu xạ, dung môi công nghiệp hoặc phụ gia thực phẩm tổng hợp.

Organic - Thực phẩm hữu cơ

Organic - Thực phẩm hữu cơ

 

Có thể hiểu về thực phẩm hữu cơ một cách cơ bản như sau:

  • Không chất độc hại, không thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ hay chất diệt nấm. Nếu có sử dụng thì thuốc phải thuộc danh sách được phép sử dụng. 
  • Không sử dụng hương liệu, phẩm màu, chất bảo quản, chất làm đặc.
  • Không sử dụng nước bẩn, nước bùn cống hay phân bón hóa học.
  • Không sử dụng hóa chất và hooc môn tăng trưởng.
  • Không sử dụng nguyên liệu biến đổi gen (Non GMO), không bị chiếu xạ tiệt trùng…

Tuy nhiên vẫn được dùng một số loại một số loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón tổng hợp theo quy định đã được cho phép.

 

Sự khác nhau đối với từng lọai thực phẩm hữu cơ

Trồng trọt hữu cơ

Cây trồng để đạt được tiêu chuẩn thực phẩm hữu cơ, cần tuân thủ nghiêm ngặt những điều kiện sau:

ĐẤT:

  • Đất canh tác trong trồng trọt hữu cơ phải đáp ứng các quy định về giới hạn kim loại nặng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
  • Đất phải được xử lý, cải tạo, tăng cường bồi dưỡng chất dinh dưỡng cho đất. Đất không được sử dụng các vật liệu cấm trong ít nhất 3 năm trước khi canh tác.
  • Phải có ranh giới xác định ngăn ngừa tiếp xúc với các chất bị cấm từ vùng đất liền kề.
  • Không đốt các thảm thực vật, tàn dư cây trồng trong quá trình làm đất tránh gây ô nhiễm đất. Trừ trường hợp tàn dư cây trồng bị sinh vật gây hại phải thu gom, tiêu hủy.
  • Áp dụng các biện pháp canh tác nhằm chống thoái hóa đất, xói mòn đất, xâm nhập mặn và các rủi ro liên quan khác gây mất đất, thoái hóa đất và ô nhiễm đất.

HẠT GIỐNG:

Sử dụng hạt giống khỏe, hạt giống sạch bệnh (không sử dụng hạt giống được ngâm với những chất cấm.)

VẤN ĐỀ VỀ DỊCH HẠI, SÂU BỆNH

Cây trồng phải được kiểm soát bằng phương pháp cơ học và vật lý bao gồm:

  • Sử dụng thiên địch để tiêu diệt, xui đuổi các con vật gây hại. Thiên địch bao gồm như chim, côn trùng, các loại cây hoa có mùi
  • Các loại chế phẩm sinh học từ tỏi, rượu, gừng,…
  • Dùng tay bắt sâu bọ, ngắt bỏ thân lá bị bệnh, ngắt bỏ ổ trứng, đào hang bắt chuột.
  • Sử dụng bẩy bả như bẩy chua ngọt, bẫy dính, hay bẫy đèn để tiêu diệt côn trùng trưởng thành.

VẤN ĐỀ CỎ DẠI

  • Phủ rơm
  • Vệ sinh trang trại, trực tiếp làm cỏ bằng tay
  • Sử dụng nhiệt, các loại gas tự nhiên hoặc điện.
  • Luân canh, xen canh hạn chế dịch bệnh, cỏ dại
  • Kết hợp chăn thả gia súc để ăn cỏ

Đối với cây trồng, những người nông dân hiểu rằng những gì họ đưa vào đất có tác động trực tiếp, sâu sắc đến những gì họ sẽ nhận lại từ nó. Đó là lý do tại sao họ thực hành sản xuất dựa trên thực tiễn như làm cỏ bằng tay, trồng cây che phủ, luân canh, bón phân hữu cơ,… chứ không phải sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ độc hại. Họ nhận ra rằng làm như vậy sẽ cung cấp những dưỡng chất cần thiết để phát triển, tăng độ màu mỡ và phì nhiêu cho đất. Điều này sẽ giúp cho cây trồng được phát triển một cách tốt nhất, hấp thụ hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn và mang lại giá trị tốt hơn.

Chăn nuôi hữu cơ

Động vật, gia cầm được chăn nuôi theo phương pháp hữu cơ, cần tuân thủ các điều kiện sau:

  • Vật nuôi được cung cấp 100% là thức ăn hữu cơ, kể cả thức ăn trong thời kỳ chuyển đổi. Không sử dụng các chất phụ gia tổng hợp.
  • Phải sử dụng tỷ lệ thức ăn hữu cơ không ít hơn 90% đối với các loài nhai lại và không ít hơn 80% đối với các loài không nhai lại.
  • Gia súc ăn cỏ như trâu, bò, ngựa, cừu, dê và thỏ phải được cho ăn thức ăn thô ở dạng tươi, dạng khô hoặc dạng ủ chua với lượng không ít hơn 60% chất khô mỗi ngày.
  • Đối với gia súc cho sữa, tỷ lệ sử dụng thức ăn thô ở dạng tươi, dạng khô hoặc dạng ủ chua không ít hơn 50% chất khô mỗi ngày.
  • Gia súc nhai lại như trâu, bò, cừu, dê không nên cho ăn duy nhất thức ăn ủ chua.
  • Gia cầm trong giai đoạn vỗ béo cần được cung cấp chủ yếu từ các loại hạt ngũ cốc.
  • Được phép phòng ngừa, chăm sóc sức khỏe động vật bằng cách sử dụng vaccine theo quy định cho phép.
  • Phân động vật phải được quản lý để ngăn chặn ô nhiễm đối với các loại cây trồng, đất, nước và để tối ưu hóa việc tái chế lại.

Chăn nuôi hữu cơ, sự an toàn của động vật luôn được người chăn nuôi ưu tiên hàng đầu. Động vật được sống hòa hợp với thiên nhiên, có sự chăm sóc tốt hơn, phát triển tự nhiên hơn.

 

Nhãn sản phẩm Organic

Để được chứng nhận là sản phẩm hữu cơ Organic, bao giờ cũng phải có những tiêu chuẩn nhất định. Theo Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA), nông sản Organic phải được nuôi trồng, bảo quản và chế biến trong điều kiện không sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón tổng hợp, công nghệ sinh học và phóng xạ hóa học.

Với mỗi quốc gia trên thế giới thì tiêu chuẩn này lại khác nhau. Tuy nhiên sản phẩm hữu cơ Organic luôn hướng đến cân bằng hệ sinh thái, nhằm thúc đẩy nuôi trồng, bảo tồn đa dạng sinh học.

Ngoài ra, USDA còn đặt ra quy định nghiêm ngặt cho việc dán nhãn lên sản phẩm nhằm giúp người tiêu dùng nhận biết chính xác chất liệu hữu cơ có trong sản phẩm đó. 4 cấp bậc được ghi trên nhãn hiệu như sau:

– Nhãn “100% Organic”: Thực phẩm hữu cơ hoàn toàn là 100% thành phần chất hữu cơ.

– Nhãn “Organic”: nhãn này dùng cho sản phẩm có ít nhất 95% thành phần hữu cơ.

– Nhãn “Made with organic ingredients” (chế biến từ sản phẩm có chất hữu cơ): nhãn dùng cho sản phẩm có ít nhất 70% thành phần hữu cơ bên trong.

– Nhãn “some organic ingredient”: sản phẩm dưới 70% chỉ được phép liệt kê các thành phần hữu cơ hiện hữu.

 

Những chứng nhận hữu cơ được công nhận

Chứng nhận hữu cơ Châu Âu (Organic EU)

Chứng nhận Organic theo tiêu chuẩn mỹ (USDA)


https://gqsvietnam.com/storage/photos/1/logo.png GQS Vietnam luôn cam kết dành cho đối tác của mình chất lượng, uy tính và sự hỗ trợ chuyên nghiệp, nhiệt tình, chu đáo.

Chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ như sau:

►  Viết dự án vốn vay ODA: Viết báo cáo nghiên cứu sinh kế, viết báo cáo tổng thể.

► Tư vấn, đào tạo, chứng nhận các tiêu chuẩn trong và ngoài nước như: VietGAP, Hữu cơ, GlobalGAP, EU Organic, USDA Organic, JAS, ASC, HACCP, GMP, SSOP, BRC, IFS, FSSC, BAP…

►  Liên kết chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa thông qua triển khai NĐ 98 về liên kết chuỗi.

►  Ứng dụng công nghệ Blockchain trong truy xuất nguồn gốc điện tử QRcode và thương mại điện tử cho nông sản.

►  Xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP cho các hợp tác xã, Xây dựng tiêu chí 13 trong nông thôn mới cho các xã.

Công ty TNHH Giải Pháp Chất Lượng GQS


Xem thêm >>