Hạt điều hữu cơ - Hướng đi cho sự phát triển bền vững

11 tháng trước

1. Hạt điều hữu cơ là gì?

Hạt điều organic hay còn gọi là hạt điều hữu cơ. Hạt điều hữu cơ được phát triển với mục tiêu “hài hòa lợi ích giữa các thành tố như con người, cây điều, đất trồng và môi trường xung quanh. Hài hòa lợi ích chính là chìa khóa của phát triển bền vững”. Vì vậy điều kiện tiên quyết là cần hạn chế đến mức tối đa sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón và các chất tăng trưởng.

Hình ảnh minh họa

2. Tại sao hạt điều hữu cơ là hướng đi tất yếu của các nền nông nghiệp?

  • Sức khỏe của người trồng: Vì họ là những người trực tiếp sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón...Các hợp chất vô cơ có tác hại vô cùng lớn đối với sức khỏe của chúng ta.
  • Hạt điều hữu cơ được các nước phát triển đặc biệt quan tâm. Qua đó, giúp cải thiện thu nhập của người nông dân trồng điều. Các bạn hãy tưởng tượng cuộc sống của các bạn sẽ thế nào nếu một kg điều thô chỉ có giá 35.000 đồng. Hãy thử lấy mức chi tiêu một năm của mình chia cho con số này để hiểu hơn về nỗi khó nhọc của người nông dân tụi mình nhé.
  • Tác động tích cực lên đất canh tác là điều không thể bàn cãi khi lựa chọn hạt điều hữu cơ. Các loại thuốc trừ sâu thường làm giảm sự màu mỡ của đất. Trồng hạt điều hữu làm tăng sự màu mỡ của đất.
  • Thực phẩm bẩn có thể không ảnh hưởng trực tiếp lên người trồng nhưng chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng gián tiếp lên những người xung quanh họ. Cuối cùng, người trồng hạt điều có thể không sử dụng hạt điều bẩn do chính họ làm ra. Tuy nhiên, họ cũng sử dụng các loại nông sản bẩn từ những người nông dân khác.

Hình ảnh minh họa

3. Sự khác biệt giữa hạt điều hữu cơ và loại đạt tiêu chuẩn sạch VietGAP

Sự khác nhau là nằm ở quy trình trồng trọt:

  • Hạt điều hữu cơ đoạn tuyệt với việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học.
  • Hạt điều canh tác sạch theo tiêu chuẩn Vietgap vẫn cho phép sử dụng một số loại thuốc trừ sâu, phân hóa học. Đồng thời dư lượng của các loại thuốc bảo vệ thực vật này nằm trong giới hạn.

4. Sản xuất điều hữu cơ ở Việt Nam

Sự phát triển điều hữu cơ những năm gần đây đã được kích thích từ việc gia tăng nguồn cung. Giống như một số sản phẩm trồng ở Châu Phi và Châu Á, điều được cho là hữu cơ bởi “mặc định” trong đó, sự tiến triển tự nhiên của sản xuất điều không đòi hỏi nhiều và nông dân không có khả năng đầu tư hóa chất nông nghiệp. Dự đoán 70% sản xuất điều của thế giới là hữu cơ, nhưng chỉ phần nhỏ trong số đó được cấp chứng nhận.

Hình ảnh minh họa

Một báo cáo được trích dẫn từ ITC nêu lên: “Theo IFOAM và FiBL (2006), ở Việt Nam. có 6.475 ha đất trồng điều hữu cơ. Hiện nay có 1.022 nông trại đăng ký sản xuất hữu cơ ở Việt Nam. Ở Việt Nam, sử dụng phân bón hóa học với mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực. Nông nghiệp hữu cơ rất giới hạn trong nước, và không có chương trình chính thức của chính phủ nhằm đẩy mạnh bộ phận này. Nông nghiệp hữu cơ chỉ là một giai đoạn khởi đầu, và nỗ lực cho việc đơn giản hóa chứng nhận hữu cơ trong nước chỉ mới bắt đầu. Sản phẩm hữu cơ chủ yếu là lúa, trà, bắp, rau và tôm. Chưa có dấu hiệu mạnh về thị trường nội địa cho các sản phẩm hữu cơ và sản xuất chủ yếu cho xuất khẩu.”

Một nhà môi giới độc lập và có trách nhiệm cho việc xuất khẩu điều với VINACAS, là hiệp hội chế biến điều của Việt Nam, không có sản phẩm điều hữu cơ sẵn có trên thị trường và không có bộ phận chứng nhận sản xuất hữu cơ.

Có một vài dự án ở Việt Nam sản xuất điều hữu cơ với lượng nhỏ. Các nhà thương mại hữu cơ của Châu Âu đang hoạt động tìm kiếm nguồn hữu cơ ở Việt Nam. Sản phẩm được chứng nhận đầy đủ và nhà máy phải có chứng chỉ HACCP. Công ty Jorn van den Dop, ở Amsterdam, thực hiện dự án ở Việt Nam nhưng quan tâm về việc cung ứng bổ sung. Một số công ty Mỹ cũng tìm kiếm thị trường điều hữu cơ ở Việt Nam, nhưng cũng với lượng nhỏ, chất lượng tốt.

 

https://gqsvietnam.com/storage/photos/1/logo.png GQS Vietnam luôn cam kết dành cho đối tác của mình chất lượng, uy tính và sự hỗ trợ chuyên nghiệp, nhiệt tình, chu đáo.

Chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ như sau:

►  Viết dự án vốn vay ODA: Viết báo cáo nghiên cứu sinh kế, viết báo cáo tổng thể.

► Tư vấn, đào tạo, chứng nhận các tiêu chuẩn trong và ngoài nước như: VietGAP, Hữu cơ, GlobalGAP, EU Organic, USDA Organic, JAS, ASC, HACCP, GMP, SSOP, BRC, IFS, FSSC, BAP…

►  Liên kết chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa thông qua triển khai NĐ 98 về liên kết chuỗi.

►  Ứng dụng công nghệ Blockchain trong truy xuất nguồn gốc điện tử QRcode và thương mại điện tử cho nông sản.

►  Xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP cho các hợp tác xã, Xây dựng tiêu chí 13 trong nông thôn mới cho các xã.

Công ty TNHH Giải Pháp Chất Lượng GQS


Xem thêm >>