Nguyên nhân tôm chết trong quá trình lột xác

11 tháng trước

Môi trường tự nhiên của tôm biển có một lượng lớn các khoáng chất. Tôm lớn lên bằng cách lột vỏ, hình thành một lớp võ mới bên dưới lớp vỏ cũ, lớp võ mới sau đó sẽ cứng lại. Quá trình này cho phép tôm lớn lên. Không có quá trình lột vỏ, tôm sẽ không tăng trưởng và thất bại trong việc lột vỏ đồng nghĩa với cái chết.

Trong môi trường sống tự nhiên, tôm có thể tìm kiếm một nơi thích hợp để lột vỏ. Khó khăn duy nhất mà chúng phải đối mặt là những con vật săn mồi; để tránh thời điểm dễ tổn thương này, tôm cần phải vượt qua quá trình lột xác thật nhanh. Những điều kiện cần cho sự lốt xác này gồm; lượng khoáng chất và oxy; và không có sự hiện diện của khí độc.

Trong ao nuôi, quá trình lột xác nếu tôm không tích lũy đầy đủ các dưỡng chất, khoáng chất cần thiết làm cho tôm lột xác không hoàn toàn, lột xác dính vỏ…thậm chí tôm có thể chết, tỷ lệ hao hụt cao gây nhiều thiệt hại cho bà con. Nguyên nhân nào làm tôm chết trong quá trình lột xác? Cùng GQS Vietnam tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Hình ảnh minh họa

Tôm thiếu dinh dưỡng, thiếu khoáng chất      

Nhu cầu khoáng chất của tôm rất cao, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sống và phát triển. Nếu cơ thể hoặc nước trong ao không đủ khoáng chất cho tôm cũng sẽ dẫn đến tình trạng tôm chết do lột xác không thành công hoặc cơ thể sau khi lột xong trở nên yếu.

Tỷ lệ khoáng không hợp lý, Ph và độ kiềm thấp

Tỷ lệ khoáng Ca: Mg: K trong ao không hợp lý, khi tôm lột xác tôm không đủ khoáng chất để hình thành vỏ mới → Tôm chết

Độ pH thích hợp nhất dao động từ 7,6 – 8,3, nếu như pH thấp hoặc cao hơn phải tiến hành xử lý trước khi tôm bước vào giai đoạn lột xác.

Các ao nuôi có độ mặn thấp, nuôi trái vụ vào mùa mưa hoặc những ao nuôi nhiễm phèn tiềm tàng. Sau những cơn mưa phèn trên bờ bị rửa trôi làm pH ao giảm, biến động các yếu tố môi trường.

Hình ảnh minh họa

Mật độ tôm trong ao nuôi quá cao

Thông thường khi lột xác, nồng độ vi lượng trong ao thay đổi đột ngột dẫn đến môi trường ao nuôi trở nên xấu đi. Do đó, mật độ quá cao (từ 60 con/m2) đã có thể gây ra bệnh độc làm tôm chết.

Bên cạnh đó, khi tôm vừa lột xác cơ thịt rất mềm, sức khỏe rất yếu chưa kịp hấp thu khoáng từ môi trường bên ngoài để cứng vỏ → Mật độ dày làm tôm đâm lẫn nhau, ăn thịt lẫn nhau → Tôm chết.

Bệnh EMS – kẻ thù của tôm lột

Bệnh EMS – kẻ thù của tôm lột

Thời điểm tôm lột xảy ra nhiều nhất vào ngày rằm hoặc thủy triều cao, đây cũng là thời điểm phát triển của căn bệnh EMS trên tôm dẫn đến tôm khi lột thường mắc phải.

Mầm bệnh và vi khuẩn có hại trong ao nuôi

Chúng luôn sẵn sàng tấn công cơ thể tôm đặc biệt là giai đoạn tôm lột xác vì đây là giai đoạn tôm rất yếu hơn nữa, thời điểm tôm lột lại diễn ra vào ban đêm, nồng độ pH thấp là lúc các vi khuẩn phát triển nhanh.

Do khí độc NO2

Trong ao có khí độc NO2 cao, khi tôm vừa mới lột xác tôm còn rất yếu, khí độc NO2 bám vào mang tôm làm cản trở quá trình hô hấp → Tôm sẽ chết trước khi chưa kịp tạo vỏ mới.

Vấn đề khí độc NO2 trong ao nuôi tôm

Do thiếu oxy

Trong quá trình tôm lột xác tôm cần lượng oxy gấp đôi so với bình thường để hô hấp nếu tôm lột xác đồng loạt mà ao nuôi không đảm bảo oxy đầy đủ → Tôm rất dễ chết.

Do sụp tảo, tảo tàn trong quá trình nuôi

Sụp tảo trong ao nuôi

Giai đoạn tôm lột xác gặp tình trạng ao nuôi bị sụp tảo, tảo tàn, xác tảo bám vào mang tôm cản trở quá trình hô hấp, ao nuôi thiếu oxy trầm trọng → Tôm chết.

Tảo tàn làm tặng lượng vật chất hưu cơ, thức ăn thừa, suy giảm chất lượng nước nghiêm trọng, nguyên nhân bùng phát khí độc NH3, NO2, H2S → Tôm lột xác sức khỏe rất yếu gặp khí độc → Tôm chết.

Sụp tảo, tảo tàn gây biến động lớn về pH, kiềm trong ao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại tấn tôm trong quá trình tôm lột xác.


https://gqsvietnam.com/storage/photos/1/logo.png GQS Vietnam luôn cam kết dành cho đối tác của mình chất lượng, uy tính và sự hỗ trợ chuyên nghiệp, nhiệt tình, chu đáo.

Chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ như sau:

►  Viết dự án vốn vay ODA: Viết báo cáo nghiên cứu sinh kế, viết báo cáo tổng thể.

► Tư vấn, đào tạo, chứng nhận các tiêu chuẩn trong và ngoài nước như: VietGAP, Hữu cơ, GlobalGAP, EU Organic, USDA Organic, JAS, ASC, HACCP, GMP, SSOP, BRC, IFS, FSSC, BAP…

►  Liên kết chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa thông qua triển khai NĐ 98 về liên kết chuỗi.

►  Ứng dụng công nghệ Blockchain trong truy xuất nguồn gốc điện tử QRcode và thương mại điện tử cho nông sản.

►  Xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP cho các hợp tác xã, Xây dựng tiêu chí 13 trong nông thôn mới cho các xã.

Công ty TNHH Giải Pháp Chất Lượng GQS


 Xem thêm >>