Lúa gạo – sản phẩm chủ lực quốc gia
Theo Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia gồm: 1- Lúa gạo; 2- Cà phê; 3- Cao su; 4- Điều; 5- Hồ tiêu; 6- Chè; 7- Rau, quả; 8- Sắn và sản phẩm từ sắn; 9- Thịt lợn; 10- Thịt và trứng gia cầm; 11- Cá tra; 12- Tôm; 13- Gỗ và sản phẩm từ gỗ.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trên thế giới, đã có nhiều quốc gia xác định sản phẩm nông sản chủ lực để khuyến khích phát triển. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có bộ chỉ số thống nhất nào để xác định sản phẩm nông nghiệp chủ lực giữa các quốc gia trên thế giới. Thay vào đó, tùy theo từng điều kiện về tự nhiên, kinh tế, xã hội cũng như mục tiêu về chính trị, an sinh xã hội của mỗi quốc gia mà các nước này lựa chọn sản phẩm nông sản chủ lực để tập trung phát triển.
ĐBSCL đang có những bước chuyển đổi mạnh mẽ trong nông nghiệp
Tại đồng bằng sông Cửu Long(ĐBSCL), hướng tới sản xuất hàng hóa chất lượng cao, Bộ đã thống nhất cùng với các địa phương, các đối tác phát triển tập trung triển khai đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, an toàn, thịnh vượng.
ĐBSCL chiếm 12% diện tích và 19% dân số của cả nước với nhiều lợi thế về phát triển nông nghiệp. Đây cũng là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của Việt Nam, đóng góp vào 32% GDP toàn ngành nông nghiệp, góp phần ổn định an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu nông sản.
Nền tảng để phát triển nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, là phát triển các sản phẩm chủ lực như: lúa gạo, trái cây, thủy sản có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao; kết hợp với dịch vụ, du lịch sinh thái, công nghiệp chế biến trên nguyên tắc sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả trong liên kết vùng.
Hình ảnh minh họa
Bên cạnh đó, vùng đồng bằng cũng sẽ thúc đẩy phát triển cơ giới hóa đồng bộ trong các khâu của chuỗi sản xuất, đảm bảo đồng bộ từ cơ sở hạ tầng đến đào tạo tập huấn, nâng cao hiệu quả và giá trị của các sản phẩm nông nghiệp. Các trung tâm cơ giới hóa vùng cũng được phát triển theo hướng xã hội hóa - là nơi chuyển giao, cung ứng máy, thiết bị, tập trung phát triển các ý tưởng, thiết kế, sáng tạo khởi nghiệp về cơ giới, công nghệ cơ giới và cung ứng dịch vụ cơ giới hóa cho nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp.
Thực tế cho thấy, những năm qua, ĐBSCL cũng đã chuyển đổi mạnh mẽ trong sản xuất, giảm diện tích đất trồng lúa và chuyển sang cây có giá trị cao hơn, điển hình là cây ăn quả, cùng với nuôi trồng thủy sản. Trong mỗi tiểu ngành cũng đã chủ động thực hiện các giải pháp sản xuất bền vững thích ứng biến đổi khí hậu, hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn, gắn kết nông dân – doanh nghiệp và phát triển nhiều mô hình tốt thích ứng hơn với biến đổi khí hậu.
GQS Vietnam luôn cam kết dành cho đối tác của mình chất lượng, uy tính và sự hỗ trợ chuyên nghiệp, nhiệt tình, chu đáo.
Chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ như sau:
► Viết dự án vốn vay ODA: Viết báo cáo nghiên cứu sinh kế, viết báo cáo tổng thể.
► Tư vấn, đào tạo, chứng nhận các tiêu chuẩn trong và ngoài nước như: VietGAP, Hữu cơ, GlobalGAP, EU Organic, USDA Organic, JAS, ASC, HACCP, GMP, SSOP, BRC, IFS, FSSC, BAP…
► Liên kết chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa thông qua triển khai NĐ 98 về liên kết chuỗi.
► Ứng dụng công nghệ Blockchain trong truy xuất nguồn gốc điện tử QRcode và thương mại điện tử cho nông sản.
► Xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP cho các hợp tác xã, Xây dựng tiêu chí 13 trong nông thôn mới cho các xã.
Công ty TNHH Giải Pháp Chất Lượng GQS