THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG TRONG THỨC ĂN NUÔI TÔM

10 tháng trước

Thức ăn của tôm có nhiều loại, chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác nhau. Dinh dưỡng trong thức ăn nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của tôm.

Vì vậy người nuôi tôm nên lựa chọn loại thức ăn đảm bảo có thành phần phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của tôm sẽ giúp con tôm tăng trưởng nhanh, hiệu quả chăn nuôi cao.

1. Protein

Protein là thành phần dinh dưỡng trong thức ăn nuôi tôm quan trọng đầu tiên phải có vì tôm thẻ chân trắng sử dụng Protein là nguồn năng lượng chính cho các hoạt động sinh trưởng và phát triển. Nhu cầu sử dụng Protein của tôm thẻ chân trắng khi còn nhỏ thường cao hơn so với khi lớn ngày tuổi. Cụ thể là:

  • Tôm từ lúc mới thả nuôi đến giai đoạn đạt 3gram/con: Nhu cầu sử dụng thức ăn có Protein tổng số > 40%.
  • Tôm ở giai đoạn phát triển từ 3gram/con đến 8gram/con: Nhu cầu sử dụng thức ăn có Protein tổng số > 38%.
  • Tôm ở giai đoạn phát triển từ 8gram/con đến khi thu hoạch: Nhu cầu sử dụng thức ăn có Protein tổng số từ 35% – 38%.

Khi lựa chọn thức ăn bà con cần quan tâm đến tỷ lệ dinh dưỡng trong thức ăn nuôi tôm, cụ thể là Protein để đảm bảo chọn đúng tỷ lệ dinh dưỡng thích hợp cho từng giai đoạn phát triển của tôm, giúp tôm phát triển khỏe hơn.

2. Lipid:

Trong TĂTS, lipid chiếm 10 – 25% và năng lượng do lipid cung cấp gấp đôi so với protein. Lipid tham gia cấu tạo nên màng tế bào cơ thể tôm cá, ngoài ra nó còn là dung môi hòa tan các Vitamin A, D, E, K và hydrocarbon. Lipid có khả năng hoạt hóa enzyme và là thành phần chính của nhiều steroid hormone. Lipid có nhiều trong bột cá, bột huyết, bột đậu nành và ít hơn ở bột cám, ngũ cốc, bao gồm các acid béo và triacylglycerol. Cá thường có nhu cầu cao với các axit béo không no omega – 3 và omega – 6. Các loại dầu từ hải sản thường chứa tỷ lệ cao axit không no PUFA (>30%), là loại chất béo lý tưởng cho chế biến TĂTS. Trong chế biến TĂTS lipid rất dễ bị ôxy hóa. Do vậy, các nhà sản xuất TĂTS phải dùng các chất bảo quản như ethoxyquin hay BTH để thức ăn không bị ôi thiu.

3. Vitamin

Vitanmin tan trong nước bao gồm vitamin nhóm B và C, dễ bị ôxy hóa, nhất là ở nhiệt độ cao. Đối với tôm cá nuôi, chúng có giá trị dinh dưỡng rõ rệt, nhất là Vitamin C giúp giảm sốc và tăng sức đề kháng. Thiếu Vitamin C gây nên bệnh vẹo cột sống ở cá và bệnh chết đen ở tôm. Hầu hết tôm cá đều không có khả năng tổng hợp Vitamin C mà hấp thu chủ yếu từ thức ăn.

Nhóm vitamin tan trong chất béo gồm Vitamin A, D, E, và K, là nhóm Vitamin bền ở nhiệt độ cao. Tôm cá thiếu Vitamin A sẽ thiếu máu, xuất huyết ở mắt, mang, thận và thay đổi màu sắc cơ thể. Thiếu Vitamin D, tôm cá sẽ bị còi cọc. Thiếu vitamin E, cá bị thoái hóa cơ, tỉ lệ chết cao. Thiếu Vitamin K, máu không đông, sinh trưởng giảm.

Trong chế biến, sự gia nhiệt trong quá trình ép viên thức ăn thường phân hủy Vitamin (C, B12). Để hạn chế hao hụt trong chế biến, nên sử dụng loại Vitamin bền nhiệt hoặc ép viên ở nhiệt độ thức ăn không quá cao hoặc có thể pha dung dịch lipid – vitamin và phun áo ngoài bề mặt viên thức ăn sau khi hạ nhiệt.

4. Chất xơ

Là thành phần phổ biến trong thức ăn các loại ngũ cốc; bao gồm cellulose, hemicellulose, pectin, gum và các chất nhầy trong thức ăn. Chất xơ kích thích nhu động ruột làm thức ăn di chuyển dễ dàng để đào thải cặn bã, độc hại ra ngoài. Trong thức ăn, chất xơ có tác dụng như chất pha loãng thức ăn. Chất xơ nhiều sẽ làm giảm khả năng kết dính khi ép viên thức ăn. Thức ăn của cá tỷ lệ chất xơ không quá 7%, thức ăn của tôm tỷ lệ chất xơ không quá 4%.

5. Khoáng chất

Vì tôm thường xuyên phải lột xác trong quá trình sinh trưởng nên chúng có nhu cầu về khoáng chất cao hơn nhiều loài thủy sản khác, đặc biệt là Canxi và Photpho. Tôm có khả năng hấp thu trực tiếp các chất khoáng thông qua mang, do đó nếu môi trường nước nuôi đủ chất khoáng thì trong nguồn thức ăn nuôi tôm có thể giảm đi tỷ lệ này. Thông thường, trong thức ăn nuôi tôm, tỷ lệ chất khoáng chỉ cần đạt đối với Canxi là 2% – 3%, Photpho là 1% – 2% và Natri Clorua là 1% – 2%. 

Bên cạnh các khoáng chất đại lượng kể trên, trong thức ăn cũng nên tồn tại các chất khoáng vi lượng với hàm lượng nhỏ để có thể hoạt hóa các Enzyme, Hormone và điều hòa quá trình sinh tổng hợp Protein.

6. Carbonhydrate (Đường và tinh bột)

Carbonhydrate là nguồn năng lượng rẻ nhất trong thức ăn. Tuy không là chất dinh dưỡng thiết yếu nhưng việc bổ sung carbonhydrate giúp giảm giá thành thức ăn và tăng khả năng kết dính trong quá trình đùn ép viên thức ăn tạo ra thức ăn viên nổi ở nhiệt độ cao. Nấu hoặc hấp chín tinh bột sẽ tăng cường khả năng hấp thụ ở tôm, cá nuôi. Tinh bột sau khi ăn vào được tôm cá sử dụng cho nhu cầu năng lượng cơ thể và dự trữ dưới dạng glycogen trong gan và cơ. Thông thường 20% tinh bột có thể dùng để phối chế trong khẩu phần thức ăn tôm cá.

7. Axit amin thiết yếu

Axit amin thiết yếu như DL- Methionin, L-lysine được bổ sung vào TĂTS nhằm điều chỉnh và cân đối axit amin thiết yếu (khi sử dụng nguồn protein thực vật) trong công thức thức ăn, giúp tôm cá nuôi sinh trưởng tốt.

Trong nuôi thủy sản, thức ăn thường chiếm 50 – 60% tổng chi phí đầu tư. Muốn có được thức ăn tốt để vật nuôi lớn nhanh thì việc hiểu biết về từng thành phần dinh dưỡng sử dụng trong phối chế thức ăn là rất quan trọng và cần thiết.


https://gqsvietnam.com/storage/photos/1/logo.png GQS Vietnam luôn cam kết dành cho đối tác của mình chất lượng, uy tính và sự hỗ trợ chuyên nghiệp, nhiệt tình, chu đáo.

Chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ như sau:

►  Viết dự án vốn vay ODA: Viết báo cáo nghiên cứu sinh kế, viết báo cáo tổng thể.

► Tư vấn, đào tạo, chứng nhận các tiêu chuẩn trong và ngoài nước như: VietGAP, Hữu cơ, GlobalGAP, EU Organic, USDA Organic, JAS, ASC, HACCP, GMP, SSOP, BRC, IFS, FSSC, BAP…

►  Liên kết chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa thông qua triển khai NĐ 98 về liên kết chuỗi.

►  Ứng dụng công nghệ Blockchain trong truy xuất nguồn gốc điện tử QRcode và thương mại điện tử cho nông sản.

►  Xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP cho các hợp tác xã, Xây dựng tiêu chí 13 trong nông thôn mới cho các xã.

Công ty TNHH Giải Pháp Chất Lượng GQS


Xem thêm>>>