Tổng quan ngành cá tra Việt Nam

11 tháng trước

Có thể nói, trong nhiều năm gần đây, các tra liên tiếp là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam, góp phần vào sự tăng trưởng của xuất khẩu thủy sản nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung.

Cá tra được nuôi tập trung tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long(ĐBSCL) như: Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Bến Tre và Vĩnh Long với diện tích hàng năm khoảng 5.500 đến 6.000 hecta. Do vùng ĐBSCL có điều kiện tự nhiên thuận lợi (với hệ thống sông ngòi chằng chịt với hai dòng sồng Tiền và sông Hậu chảy qua với chiều dài mỗi khoảng 220km) kết hợp với kỹ thuật nôi cá tra không quá khó nên nghề nuôi cá tra phát triển khá mạnh.

Hình ảnh minh họa

 

Là loài cá thịt trắng nuôi đặc sắc của Việt Nam, cá tra ngày càng được người tiêu dùng trên thị trường thế giới yêu thích vì sự tiện lợi, cấu trúc và hương vị trung tính, dễ chế biến và giá cả phù hợp với mọi phân khúc tiêu thụ. Tới năm 2022 cá tra Việt Nam đã chinh phục hơn 140 thị trường trên thế giới, trong đó có các thị trường truyền thống và khắt khe về ATTP và các quy định kỹ thuật như Mỹ, EU và cả những thị trường vốn không ưa chuộng cá nuôi như Nhật Bản.

Trong 6 năm, từ 2017 – 2022, mặc dù diện tích nuôi cá tra có xu hướng giảm nhưng sản lượng cá tăng dần từ 1,2 triệu tấn năm 2017 lên 1,7 triệu tấn năm 2022, cho thấy năng suất nuôi cá tra ngày càng được cải thiện.

Nguồn: Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam

 

Sự phổ biến của cá tra và sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đưa cá tra đi khắp năm châu, đã giúp cho ngành này mang về nguồn ngoại tệ lớn mỗi năm. Với kim ngạch XK từ 1,5 – 2,4 tỷ USD/năm, riêng con cá tra đã chiếm 16-26% tổng giá trị XK thủy sản của Việt Nam.

Nguồn: Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam

 

Các thị trường và nhóm thị trường chủ lực NK cá tra Việt Nam gồm: Trung Quốc và Hongkong, Mỹ, CPTPP, EU, ASEAN, Trung Đông, Mexico, Brazil, Anh và Nga.

Nguồn: Tạp chí thủy sản Việt Nam

 

Số doanh nghiệp Việt Nam XK cá tra tăng liên tục trong những năm gần đây. Năm 2020 có 320 DN XK cá tra, năm 2021 tăng lên 380 và năm 2022 số DN tham gia XK lên tới 435.

Cá tra phile đông lạnh (mã HS 0304) vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng XK cá tra trong những năm qua. Tới năm 2020, sản phẩm này chiếm 89 – 90% tổng giá trị XK cá tra của Việt Nam. Tuy nhiên, trong 3 năm gần đây, tỷ trọng của cá tra phile đông lạnh giảm còn 85 – 86%.

 


https://gqsvietnam.com/storage/photos/1/logo.png GQS Vietnam luôn cam kết dành cho đối tác của mình chất lượng, uy tính và sự hỗ trợ chuyên nghiệp, nhiệt tình, chu đáo.

Chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ như sau:

►  Viết dự án vốn vay ODA: Viết báo cáo nghiên cứu sinh kế, viết báo cáo tổng thể.

► Tư vấn, đào tạo, chứng nhận các tiêu chuẩn trong và ngoài nước như: VietGAP, Hữu cơ, GlobalGAP, EU Organic, USDA Organic, JAS, ASC, HACCP, GMP, SSOP, BRC, IFS, FSSC, BAP…

►  Liên kết chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa thông qua triển khai NĐ 98 về liên kết chuỗi.

►  Ứng dụng công nghệ Blockchain trong truy xuất nguồn gốc điện tử QRcode và thương mại điện tử cho nông sản.

►  Xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP cho các hợp tác xã, Xây dựng tiêu chí 13 trong nông thôn mới cho các xã.

Công ty TNHH Giải Pháp Chất Lượng GQS


Xem thêm >>