Tổng quan về nông nghiệp sinh thái

11 tháng trước

1. Nông nghiệp sinh thái là gì?

Nông nghiệp sinh thái được nhìn nhận là mục tiêu cao cấp bởi những người ủng hộ nông nghiệp bền vững. Nông nghiệp sinh thái không giống như canh tác hữu cơ, tuy nhiên có nhiều điểm tương đồng và không trái ngược nhau. Canh tác sinh thái bao gồm tất cả các phương pháp, bao gồm hữu cơ, tái tạo các phương pháp sinh thái như: ngăn chặn xói mòn đất, thấm và giữ nước, cô lập carbon dưới dạng mùn và tăng đa dạng sinh học. Nhiều kỹ thuật được sử dụng bao gồm không không cày, trồng xen canh, trồng luống, canh tác ruộng bậc thang, trồng cây vành đai,...

Nông nghiệp sinh thái là xu hướng phát triển tất yếu của nông nghiệp trong tương lai mà nhiều quốc gia trên thế giới đang hướng đến. Nông nghiệp sinh thái hiện đang được xem là phương thức trồng trọt ở mức cao nhất trong các dạng phát triển nông nghiệp bền vững. Xa hơn, phát triển hơn so với nông nghiệp hữu cơ chính là nền nông nghiệp sinh thái. Mô hình nông nghiệp này sử dụng các phương pháp cho phép tái tạo, giữ gìn hệ sinh thái như phương pháp trồng rừng, phương pháp trồng đa cạnh, không làm đất (cày bừa), thuận theo tự nhiên,…

Trong mô hình nông nghiệp sinh thái, đất luôn được bồi đắp để không cần phải dùng đến phân bón hóa học. Điều này, giúp người nông dân tự chủ và sống cùng hệ sinh thái theo cách tự nhiên, bền vững nhất. Sản phẩm từ mô hình này được phân phối qua các kênh đặc biệt. Chúng tránh được áp lực năng suất và ảnh hưởng của giá cả của thị trường.

 

2. Ưu điểm của mô hình nông nghiệp sinh thái

- Tạo ra nguồn lương thực, thực phẩm tốt cho sức khỏe con người

Ưu điểm nổi bật dễ nhận thấy của nông nghiệp sinh thái chính là việc tạo ra các sản phẩm sạch, không có chứa chất độc hại, an toàn cho sức khỏe con người. Các sản phẩm sản xuất ra từ nông nghiệp sinh thái không có chứa chất độc hại. Sản phẩm sinh thái được “ăn” phân bón tự nhiên (từ động vật, thực vật). Nên khi sinh trưởng và thu hoạch sẽ có hàm lượng vitamin, khoáng chất thiết yếu, chất chống oxy hóa, carbohydrate và protein cao hơn.

Sản phẩm sinh thái cũng không có chứa các chất phụ gia tổng hợp. Các chất này vốn là nguy cơ gây ra các vấn đề về sức khỏe như: Suy tim, loãng xương, đau nửa đầu, dị ứng, tăng động, Parkinson,…

- Giúp bảo vệ sức khỏe của người nông dân

Nếu hỏi ưu điểm nông nghiệp sinh thái là gì? Thì những người làm mô hình nông nghiệp này sẽ không ngần ngại trả lời là bảo vệ tốt sức khỏe cho người trồng trọt thông qua việc không sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng,... Dư lượng hóa chất từ hàng trăm loại thuốc trừ sâu, phân bón lưu lại trong đất sau khi sử dụng không kiểm soát hoặc kiểm soát kém đã khiến cho sức khỏe người lao động, những người trực tiếp trồng trọt bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nặng nề về lâu dài.

- Nâng cao sản lượng và giúp tiết kiệm chi phí cây trồng

Cây trồng phát triển trên nền đất tốt và “khỏe mạnh” sẽ đạt được mức độ phát triển toàn diện; kháng bệnh tự nhiên vô cùng tốt. Bản thân cây trồng sẽ có được “hệ miễn dịch” tự thân mạnh mẽ, đẩy lùi tác nhân gây hại. Và tận dụng tối đa các nguồn lực từ đất, nước, ánh nắng mặt trời.

Nhờ thế, mùa vụ sẽ đạt sản lượng cao hơn mà không cần phải tốn nhiều chi phí cho các công tác phòng trừ sâu bệnh, kích thích tăng trưởng.

- Giúp bảo vệ môi trường và cân bằng hệ sinh thái

Một trong những ưu điểm nổi bật nhất của mô hình nông nghiệp này là bảo vệ môi trường, giữ gìn sự đa dạng sinh học, cân bằng hệ sinh thái tự nhiên..Đặc trưng của nông nghiệp sinh thái là tôn trọng động vật hoang dã, không tạo ra chất thải gây ô nhiễm, bảo vệ các loài vi sinh vật trong môi trường tự nhiên, giúp tiết kiệm năng lượng. Cho nên, nông nghiệp sinh thái chính là nền nông nghiệp giúp bảo tồn hạt giống cho tương lai.

3. Khó khăn, thách thức phát triển nông nghiệp sinh thái ở Việt Nam

Thứ nhất, hiện nay tư duy sản xuất theo nông nghiệp sinh thái còn chưa phổ biến. Các hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay chủ yếu tập trung vào việc gia tăng sản lượng mà chưa chú trọng nhiều đến các yếu tố về an toàn thực phẩm, tính tự bền vững của hệ thống sản xuất, tính đa dạng sinh học, sức khỏe đất, sức khỏe cây trồng và nhiều khi còn chưa tập trung vào nâng cao chất lượng của sản phẩm. Cùng với đó sản xuất chưa bắt kịp những thay đổi nhanh chóng về thị hiếu tiêu dùng ở thị trường trong nước cũng như quốc tế. Thói quen canh tác thâm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học của người sản xuất khiến cho nguy cơ gây suy thoái môi trường gia tăng. Việc sản xuất theo các tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt mặc dù đã được đẩy mạnh nhưng tỷ lệ áp dụng còn hạn chế do giá bán của các sản phẩm dán nhãn VietGAP, hữu cơ chưa tương xứng với đầu tư sản xuất theo các tiêu chuẩn này. Hiện nay diện tích sản xuất hữu cơ của Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 170 ngàn héc-ta, diện tích trồng trọt đạt chứng nhận tiêu chuẩn bền vững như VietGAP, GlobalGAP và chứng nhận tương đương chỉ đạt 10%.

Thứ hai, chưa có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái. Nông nghiệp là ngành sản xuất có lợi nhuận không cao và thường phải đối diện với nhiều loại rủi ro như thiên tai, ngoài ra thị trường nông sản cũng có tính rủi ro và bất ổn cao. Đây là một trong những yếu tố cản trở doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp và tham gia liên kết chuỗi giá trị nông sản. Bên cạnh đó, doanh nghiệp trong nông nghiệp chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, năng lực tài chính thấp, trên 90% là doanh nghiệp nhỏ, thậm chí là siêu nhỏ, hiệu quả hoạt động chưa cao nên khó có tiềm lực để nhân rộng các mô hình nông nghiệp sinh thái.

Thứ ba, nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm an toàn, sản phẩm nông nghiệp sinh thái được nâng cao nhưng chưa sẵn lòng chi trả một mức giá tương xứng cho sản phẩm. Mặc dù nhu cầu về chế độ ăn uống có lợi cho sức khỏe, nhu cầu về đa dạng hóa chế độ ăn uống ngày càng gia tăng, tuy nhiên, người tiêu dùng chưa sẵn lòng chi trả một mức giá tương xứng, nhận thức về mối liên kết giữa sản xuất nông nghiệp với các vấn đề về môi trường và xã hội, bao gồm biến đổi khí hậu, dinh dưỡng và sức khỏe chưa đầy đủ.

Thứ tư, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị ở Việt Nam hiện nay còn tương đối lỏng lẻo, các mô hình chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp sinh thái hầu hết chỉ dừng lại ở các mô hình nhưng chưa được nhân rộng. Nguyên nhân chính là do liên kết hợp tác còn chưa mạnh, thiếu gắn kết giữa các tác nhân trong chuỗi. Việc chia sẻ lợi ích giữa doanh nghiệp và các tác nhân khác trong chuỗi giá trị còn chưa đạt được sự đồng thuận nhất định khiến tình trạng tham gia liên kết còn ít, tình trạng bẻ kèo, tranh chấp giữa doanh nghiệp và người sản xuất còn diễn ra phổ biến.

Thứ năm, quá trình chuyển đổi nông nghiệp sinh thái đòi hỏi sự vào cuộc giứa các bộ ngành, lĩnh vực và các bên liên quan. Chính sách tạo thuận lợi cho phát triển nông nghiệp sinh thái cần được lồng ghép ở nhiều cấp độ (địa phương, quốc gia và quốc tế) và lĩnh vực (từ nông nghiệp, thủy sản và lâm nghiệp đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường). Động lực từ các chính sách thúc đẩy các hệ thống sản xuất nông nghiệp hiện nay chưa đủ lớn để tạo ra một sân chơi bình đẳng cho nông nghiệp sinh thái và các phương pháp tiếp cận nông nghiệp bền vững khác có tính đến yếu tố bên ngoài của hệ thống thực phẩm.

Bài viết vừa giải đáp thắc mắc về nông nghiệp sinh thái là gì. Những ưu điểm mà mô hình này mang lại, đồng thời nói lên những khó khăn, thách thức của việc phát triển sinh thái ở Việt Nam. Để tăng hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe con người, người nông dân hiện nay nên quan tâm, tìm hiểu kỹ lưỡng hơn mô hình nông nghiệp cấp tiến này.

 


https://gqsvietnam.com/storage/photos/1/logo.png GQS Vietnam luôn cam kết dành cho đối tác của mình chất lượng, uy tính và sự hỗ trợ chuyên nghiệp, nhiệt tình, chu đáo.

Chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ như sau:

►  Viết dự án vốn vay ODA: Viết báo cáo nghiên cứu sinh kế, viết báo cáo tổng thể.

► Tư vấn, đào tạo, chứng nhận các tiêu chuẩn trong và ngoài nước như: VietGAP, Hữu cơ, GlobalGAP, EU Organic, USDA Organic, JAS, ASC, HACCP, GMP, SSOP, BRC, IFS, FSSC, BAP…

►  Liên kết chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa thông qua triển khai NĐ 98 về liên kết chuỗi.

►  Ứng dụng công nghệ Blockchain trong truy xuất nguồn gốc điện tử QRcode và thương mại điện tử cho nông sản.

►  Xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP cho các hợp tác xã, Xây dựng tiêu chí 13 trong nông thôn mới cho các xã.

Công ty TNHH Giải Pháp Chất Lượng GQS


Xem thêm >>