Cách phân biệt thực phẩm sạch chúng ta nên biết

11 tháng trước

1. Thực phẩm sạch là gì?

Thực phẩm sạch là thuật ngữ dùng để mô tả các sản phẩm thực phẩm được sản xuất, chế biến và bảo quản theo các tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường. Mục tiêu của thực phẩm sạch là đảm bảo chất lượng, giảm thiểu nguy cơ gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng của thực phẩm sạch:

  • An toàn: Thực phẩm sạch không chứa hóa chất độc hại, chất bảo quản nguy hiểm hoặc vi khuẩn gây bệnh. Các nhà sản xuất tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm và vệ sinh trong quá trình sản xuất, chế biến và bảo quản.
  • Không chứa chất gây ô nhiễm: Thực phẩm sạch không chứa các chất gây ô nhiễm như thuốc trừ sâu, chất tăng trưởng, hoặc chất bảo quản không an toàn. Các nhà sản xuất sử dụng các phương pháp tự nhiên và bền vững để bảo vệ cây trồng và vật nuôi khỏi sâu bệnh và tăng trưởng
  • Bảo vệ môi trường: Thực phẩm sạch được sản xuất bằng cách sử dụng các phương pháp bảo vệ môi trường, giảm thiểu lượng chất thải và tiết kiệm năng lượng, Các nhà sản xuất cũng chú trọng đến việc tái chế và sử dụng nguồn lực tái tạo.
  • Đảm bảo dinh dưỡng: Thực phẩm sạch cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe, bao gồm protein, chất béo, vitamin và khoáng chất. Các nhà sản xuất chú trọng đến việc duy trì chất lượng dinh dưỡng của sản phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản.

2. Cách phân biệt thực phẩm sạch và thực phẩm bẩn

Một số mẹo để phân biệt giữa thực phẩm sạch và thực phẩm bẩn như sau:

Cách phân biệt các loại thịt sạch – thịt bẩn

- Đối với thịt heo

Thịt heo là loại thịt bị sử dụng nhiều thủ thuật nhất trong các loại thịt. Để nhận biết, thịt heo tươi sẽ cho ta cảm giác săn chắc, độ đàn hồi của thịt cao. Bề mặt thịt không bị nhão, nhớt hay chảy bất kì dịch lạ nào. Về màu sắc, thịt heo tươi và sạch có màu hồng nhạt hoặc đỏ thẫm.

Thịt heo bị bệnh dễ nhận biết thông qua các dấu hiệu: trong thớ thịt có những đốm trắng (kén giun), hoặc vết bầm chứng tỏ heo bị xuất huyết dưới da. Một số quầy hàng, người ta biến hóa thịt ôi thiu bằng cách tẩm hàn the hoặc các hóa chất khiến thịt trông trở nên như mới.

Tuy nhiên, đây là những chất cực kì có hại cho cơ thể con người. Chỉ cần sờ vào thịt, ta dễ dàng nhận biết được thịt bị tẩm hàn the khi chúng cứng, khô ở bên ngoài nhưng mềm nhũn và có mùi hôi.

Vì lợi nhuận, người nuôi có thể tiêm các thuốc tạo nạc (vốn là những chất bị cấm sử dụng trong nông nghiệp, chăn nuôi), làm tăng trọng lượng thịt bán ra. Các chất được tiêm vào lợn để tạo nạc được bộ y tế khuyến cáo là những chất gây các bệnh về tim, co thắt phế quản, liệt các cơ, chóng mặt,…

Để nhận biết heo tạo nạc, cần chú ý đến lớp da và mỡ của thịt. Heo sạch và được nuôi tự nhiên có lớp mỡ dày 1,5 đến 2cm trong khi lợn tạo nạc có lớp mỡ rất mỏng (dưới 1cm) và thường bị trương bóng, ứ nước nhiều.

- Đối với thịt bò

Trước hết về mùi, thịt bò đúng chuẩn sẽ có mùi thơm đặc trưng, hơi gây gây, chỉcần sờ tay vào thịt rồi đưa ngón tay gần mũi là bạn có thể ngửi thấy mùi thơm này.

Về màu sắc, thịt bò tươi ngon sẽ có màu đỏ đặc trưng tươi tắn. Đối với phần mỡ, khi thịt tươi sẽ mang màu vàng nhạt, ấn đầu ngón tay vào mặt thịt sẽ có cảm giác bám dính tự nhiên, khô ráo, mịn không thấy nhớt và không ướt nước.

Những đặc điểm trên sẽ không nhận thấy ở thịt bò kém chất lượng và bị ôi. Khi bị ôi do để lâu, hoặc thịt bò kém chất lượng màu của chúng bị sậm lại, chúng sẽ có mùi hôi khó chịu. Và mỡ bò trở nên vàng đậm, xương cũng không còn màu vàng (đối với bò bị bệnh loét da quăn tai). Khi dùng tay ấn vào mặt thịt, thịt kém chất lượng và ôi sẽ có cảm giác nhớt, thịt nhão, có độ đàn hồi kém.

- Đối với thịt gà

Gà ngon thường thân gà nhỏ gọn, săn chắc, da gà khi mua có màu vàng nhạt, vùng có màu vàng đậm như ức, lưng. Phần da gà không có các vết bầm tím, thâm, tái. Về mùi thường có mùi đặc trưng của gà, khi luộc có mùi thơm, nước trong và không nhiều vẩn đục.

Thịt gà không an toàn hoặc thịt gà bị bơm nước, chất tạo vàng có thể nhận biết qua những biểu hiện như da gà có màu vàng óng và đều màu nhưng phần mỡ lại trắng, chứng tỏ gà đã bị tẩm thuốc nhuộm vàng. Dùng tay kiểm tra, gà tươi có da săn chắc, gà bị tiêm thuốc có da trơn trượt, thiếu liên kết với phần thịt.

Cách phân biệt các loại Hải sản sạch – Hải sản bẩn

- Đối với cá

Cách phân biệt thực phẩm sạch đối với cá cũng không quá phức tạp. Thịt cá nuôi hay cá tiêm nước thường thịt cá kém săn chất, nhẹ cân, dễ bị ươn. Với những loại cá đông lạnh, bạn nhìn thấy mắt cá lồi ra ngoài, mang có màu đỏ hồng, miệng ngậm kín. Khi ấn tay nhẹ vào sẽ cảm nhận được độ săn chắc và đàn hồi thì đó là cá tươi.

- Đồi với tôm

Khi chọn tôm bạn nên chọn những con tôm có vỏ ngoài trong suốt còn hơi mùi của nước biển không có mùi tanh, không nên mua những con tôm có mảng màu tối hay có màu sắc không đồng nhất trên mình tôm.

Khi cầm tôm lên bạn không cảm thấy tôm có độ chảy nhớt, thâm hình đã bị uốn cong thành hình tròn không còn thẳng như bình thường. Khi di chuyển ngón tay trên thân tôm thấu cộm như có sạn trong vỏ hoặc tôm đã chảy nhớt thì bạn không nên mua tôm này nhé bởi tôm đã có dấu hiệu để lâu và bị ươn.

Kiểm tra phần chân, đầu và đuôi tôm: tôm tươi thường có phần đuôi xếp liền lại với nhau, nếu đuôi tôm bị xòe ra tức là tôm đã bị bơm hóa chất hoặc tôm bị tiêm nước để tôm trong được mọng và mập mạp hơn.

Với những con tôm tươi và không bị bơm hóa chất có phần thân hơi cong, thịt căng chắc không mọng nước mập mạp bất thường, các khớp nối vỏ thân tôm dính liền chắc chắn không bị rời rạc, đầu tôm và thân tôm dính chặt lại với nhau.

Những con tôm tươi thường có phần chân gắn chặt vào thân nên nếu bạn thấy con tôm nào đã chuyển sang màu đen thì bạn không nên mua. Với những con chân tôm không còn bám chặt vào thân, chân tôm có màu trắng bạch thì cùng không nên mua về vì tôm đã bị để lâu và ươn.

 

- Đối với mực

Khi chọn mực, để chọn được con mực tươi ngon, không bị tẩm ướp hóa chất, mọi người cần chọn những con có màu trắng nhưng không phải là trắng đục mà là trắng trong. Con mực vẫn còn nguyên trạng, đầu liền với người, ấn vào cứng, lớp màng bên ngoài vẫn còn nguyên. Râu mực cũng còn nguyên, màu tươi sáng. Đặc biệt là với loại mực ống thì túi mực vẫn còn nguyên chưa bị vỡ.

Mực tươi sạch sẽ có màu trắng trong, phần đầu và phần thân còn dính liền, chắc chắn (bên trái). Mực qua ngâm tẩm hóa chất có màu trắng đục, phần đầu dễ bị tách rời, thân mực mềm (bên phải).

Còn nếu là loại mực đã bị chết và qua ngâm tẩm hóa chất thì con mực cũng có màu trắng nhưng màu trắng đó không phải trắng trong như mực tươi sạch mà có màu trắng ngà ngà.

Mực đã qua ngâm tẩm hóa chất sẽ không còn giữ được mùi tanh tự nhiên đó mà sẽ có mùi lạ của hóa chất, ví dụ như là mùi clo hay mùi oxy già. Miễn là thấy mùi lạ là chị em không nên mua nữa và từ lần sau cũng tránh mặt cửa hàng đó ra. Vì họ làm được một lần thì ắt hẳn sẽ làm được nhiều lần.

 

Một số loại rau củ - Trái cây

- Đối với rau củ

Rau xanh là loại thực phẩm được cho là khó phân biệt nhất. Bí quyết để lựa rau củ là đừng tham những rau quả to và đẹp mã. Với những rau có lá non hơn so với mức bình thường, lá có màu xanh đen, thân rau to, giòn và hấu như không có vết sâu bệnh hại thì đây là những thực phẩm được phun xịt nhiều thuốc trừ sâu và phân bó. Tuy nhiên, không đảm bảo được thời gian cách ly an toàn.

 

- Đối với một số loại trái cây

Về màu sắc, nếu như hoa quả “sạch” cầm lên thấy chắc tay, màu sắc tươi tắn, đường vân sớ vỏ rõ ràng thì trái cây “bẩn” nhất là từ Trung Quốc lại thường có màu lợt, cầm nhẹ, xốp, bổ ra màu sắc ruột thường không đồng nhất với nhau hoặc màu vỏ. Đặc biệt, hoa quả “sạch” mới hái cầm lên cảm giác mát tay thấy rõ sự tươi mới, cuống không bị héo, màu sắc đang chín có thể không đều, thường xanh từ cuống.  Ngược lại, hoa quả cũ hoặc ngậm hóa chất có màu sắc bóng bẩy, quá đều màu và rực rỡ hay có vết thâm do tiêm hóa chất trên thân quả, cuống ngả màu nâu đen, đôi khi có lớp phấn trắng của bột bảo quản phủ bên ngoài.

 

3. Giải pháp cho ngành thực phẩm hiện nay

Thực phẩm sạch là cụm từ dùng chung cho những loại thực phẩm đạt một trong những yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng. Hiện nay có những tiêu chuẩn dành cho thực phẩm sạch như sau:

- Tiêu chuẩn VietGAP

VietGAP là phương pháp thực hành sản xuất nông nghiệp tiên tiến của Việt Nam. Dựa trên 4 tiêu chí:

  • Kỹ thuật sản xuất phải đặt tiêu chuẩn nghiêm ngặt.
  • Khi thu hoạch phải đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc gây ô nhiễm vật lý.
  • Môi trường sản xuất không lạm dụng sức lao động của người nông dân.
  • Việc truy tìm nguồn gốc sản phẩm một cách dễ dàng.

Thực phẩm theo tiêu chuẩn VietGap thường gọi là thực phẩm an toàn.

Xem thêm: https://gqsvietnam.com/dich-vu-dao-tao-tu-van/tieu-chuan-vietgap

- Tiêu chuẩn GlobalGap

GlobalGap là phương pháp thực hành sản xuất nông nghiệp tiên tiến toàn cầu. Yêu cầu nhà sản xuất phải thiết lập hệ thống kiểm tra và giám sát an toàn thực phẩm. Đảm bảo xuyên suốt từ khâu sửa soạn nông trại canh tác đến khâu thu hoạch, chế biến và tồn trữ. Bao gồm các yếu tố:

  • Môi trường canh tác: nguồn đất, nước, dụng cụ
  • Thuốc và hóa chất sử dụng
  • Bao bì
  • Điều kiện làm việc và phúc lợi của người làm việc.

Thực phẩm theo tiêu chuẩn GlobalGAP thường gọi là thực phẩm an toàn.

Xem thêm: https://gqsvietnam.com/dich-vu-dao-tao-tu-van/tieu-chuan-globalgap

- Tiêu chuẩn hữu cơ

Thực phẩm hữu cơ là những loại thực phẩm được sản xuất bằng phương thức canh tác hữu cơ. Gồm yêu cầu 4 không:

  • Không phân bón hóa học
  • Không hóa chất bảo vệ thực vật độc hại
  • Không chất kích thích tăng trưởng
  • Không hóa chất gây biến đổi gen

Thực phẩm hữu cơ thường gọi là thực phẩm sạch.

Xem thêm: https://gqsvietnam.com/dich-vu-dao-tao-tu-van/tu-van-tieu-chuan-huu-co-organic

- Chứng nhận ISO 22000

Chứng nhận ISO 22000 là một công cụ quan trọng để giúp các tổ chức đảm bảo rằng sản phẩm của họ đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm và tăng cường niềm tin của khách hàng. Nó cũng giúp các tổ chức nâng cao hiệu quả quản lý và tăng cường sự đồng nhất trong các quy trình sản xuất và cung ứng sản phẩm.

- Chứng nhận BRC

BRC là tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm do Hiệp hội bán lẻ Anh quốc (British Retailer Consortium-BRC) thiết lập vào năm 1998, thích hợp cho việc kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm.

Tiêu chuẩn BRC cung cấp các yêu cầu giúp chúng ta kiểm soát dây chuyền cung cấp sản phẩm từ nguyên liệu đầu vào bắt đầu từ việc cung cấp giống, trồng trọt, thu hoạch và chế biến đến khi giao sản phẩm cho khách hàng. Đây là điểm đặc biệt của tiêu chuẩn này, thay vì chỉ kiểm soát vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm ở khâu bán hàng, với tiêu chuẩn BRC doanh nghiệp phải kiểm doát vấn đề vệ sinh từ khâu nguyên liệu đầu vào đến sản xuất, tiêu thụ. Toàn bộ quy trình khép kín phải tuân thủ nghiêm ngặt về chất lượng vệ sinh.

- Chứng nhận HACCP

Chứng nhận HACCP là một tài liệu được cấp cho các nhà chế biến và sản xuất thực phẩm để công nhận rằng nhóm của họ đã phát triển một kế hoạch HACCP toàn diện và đầy đủ và đã thực hiện nó một cách hiệu quả. Là một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, kế hoạch HACCP của bạn phải có đầy đủ các tài liệu và thủ tục về cách xác định và tiến hành phân tích các mối nguy, giới hạn, kiểm soát và giám sát bất kỳ mối nguy tiềm ẩn nào trong chuỗi thực phẩm của bạn.

HACCP là hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. HACCP dựa trên nguyên tắc phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn trong quá trình sản xuất thực phẩm. HACCP được thực hiện trên toàn thế giới và áp dụng cho tất cả ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống.

Mong rằng bài viết trên đây đã giúp các bạn phần nào trong cách phân biệt giữa thực phẩm sạch và thực phẩm bẩn và các giải pháp cho ngành thực phẩm hiện nay.

Để biết thêm thông tin về các giải pháp, bạn vui lòng liên hệ GQS Vietnam để được biết thêm các thông tin chi tiết.

 


https://gqsvietnam.com/storage/photos/1/logo.png GQS Vietnam luôn cam kết dành cho đối tác của mình chất lượng, uy tính và sự hỗ trợ chuyên nghiệp, nhiệt tình, chu đáo.

Chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ như sau:

►  Viết dự án vốn vay ODA: Viết báo cáo nghiên cứu sinh kế, viết báo cáo tổng thể.

► Tư vấn, đào tạo, chứng nhận các tiêu chuẩn trong và ngoài nước như: VietGAP, Hữu cơ, GlobalGAP, EU Organic, USDA Organic, JAS, ASC, HACCP, GMP, SSOP, BRC, IFS, FSSC, BAP…

►  Liên kết chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa thông qua triển khai NĐ 98 về liên kết chuỗi.

►  Ứng dụng công nghệ Blockchain trong truy xuất nguồn gốc điện tử QRcode và thương mại điện tử cho nông sản.

►  Xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP cho các hợp tác xã, Xây dựng tiêu chí 13 trong nông thôn mới cho các xã.

Công ty TNHH Giải Pháp Chất Lượng GQS


Xem thêm >>